CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
4251 Cách thức biểu đạt về lời ăn tiếng nói trong tục ngữ Anh – Việt / Võ Thị Dung // Ngôn ngữ & đời sống, Số 7 (177)/2010 .- 2010 .- Tr. 20-24 .- 400
Bài viết tìm hiểu những cách thức biểu đạt phổ biến trong tục ngữ Anh – Việt về lời ăn tiếng nói nhằm làm sáng tỏ nét đặc trưng riêng của mỗi cộng đồng dân tộc trong chiều sâu văn hóa.
4252 Cấu trúc thông tin và biến thể cú pháp của câu tiếng Việt / PGS. TS. Nguyễn Hồng Cổn // Ngôn ngữ & đời sống, Số 4 (174)/2010 .- 2010 .- Tr.1-6 .- 400
Trình bày mối quan hệ giữa cấu trúc thông tin và hình thức của câu, thể hiện qua các biến thể cú pháp. Nội dung bài viết bao gồm hai phần: 1. Về khái niệm cấu trúc thông tin; 2. Vai trò của cấu trúc thông tin đối với biến thể cú pháp của câu.
4253 Định tố tính từ tiếng Việt xét trên bình diện cấu trúc / TS. Nguyễn Thị Nhung // Ngôn ngữ & đời sống, Số 4 (174)/2010 .- 2010 .- Tr. 12-16 .- 400
Trình bày một số vấn đề về phương diện cấu trúc của định tố tính từ, đó là các vấn đề vị trí, số lượng, cấu tạo, các dạng biểu hiện của đinh tố tính từ trong danh ngữ tiếng Việt.
4254 Vài suy nghĩ về việc ứng dụng phương pháp giao tiếp vào giờ dạy tiếng Việt / TS. Nguyễn Thiện Nam // Ngôn ngữ & đời sống, Số 4 (174)/2010 .- 2010 .- Tr. 39-41 .- 400
Thảo luận về hoạt động tổ chức giao tiếp trên lớp học, những điều cần chú ý trong lớp học theo phương pháp giao tiếp ở giai đoạn cơ sở: bù đắp thông tin và giao tiếp thực, vai trò của giáo viên và sinh viên, thời gian nói của sinh viên, lớp nhiều sinh viên và một sinh viên, việc xử lí lỗi, ngôn ngữ được dùng trong lớp học, tiếp thu những ưu điểm của những loại bài tập "cổ điển".
4255 Bàn về một khía cạnh tâm linh trong ca dao người Việt / ThS. Phan Thị Phượng // Ngôn ngữ và đời sống, Số 3/2010 .- 2010 .- Tr. 34 – 37 .- 400
Nghiên cứu cho thấy thế giới tâm linh trong ca dao được thể hiện rất da dạng và phong phú, nó bao gồm cái thiêng liêng cao cả trong đời thường và cả niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng.
4256 Các hình thức cảm ơn trực tiếp của người Việt / PGS. TS. Nguyễn Thị Lương // Ngôn ngữ, Số 3/2010 .- 2010 .- Tr. 14 – 24 .- 400
Nêu khái niệm và phân loại của các hình thức cảm ơn, của các hình thức ngôn ngữ biểu thị hành động cảm ơn trực tiếp, cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa của các kiểu cảm ơn trực tiếp.
4257 Vài nét tiếp cận lịch sử và giá trị văn xuôi Việt Nam hiện đại / Phong Lê // Nghiên cứu văn học, Số 3/2010 .- 2010 .- Tr. 3 – 12 .- 800
Sự thay đổi trào lưu văn học qua các thời kỳ lịch sử với những tác giả, tác phẩm điển hình. Cùng với khát vọng dân chủ hóa là khát vọng tiếp nhận ánh sáng văn minh nhân loại để canh tân và đổi mới đất nước, là động lực thúc đẩy phát triển, tạo ra các giá trị hiện đại cho hành trình văn học dân tộc.
4258 Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận / Huỳnh Vân // Nghiên cứu văn học, Số 3/2010 .- 2010 .- Tr. 36 – 57 .- 800
Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử văn học, lịch sử tiếp nhận, lịch sử tác động, lịch sử triết học, lịch sử sáng tác… của các tác gia nổi tiếng như: Jauss, Gadamer cũng như sự đấu tranh giữa các trường phái để bảo vệ quan điểm cá nhân về lịch sử văn học.
4259 Thương hiệu khách sạn trong bối cảnh hội nhập / ThS. Nguyễn Ngọc Dung, Trần Thanh Tâm // Du lịch Việt Nam, Số 3/2010 .- 2010 .- Tr. 19 – 21 .- 910
Trình bày vai trò của thương hiệu và hệ thống nhận dạng thương hiệu trong kinh doanh khách sạn, nêu lên các thành phần cơ bản của hệ thống nhận diện thương hiệu; các hoạt động thiết kế, sử dụng và quản lý hệ thống nhận diện thương hiệu trong kinh doanh khách sạn, một số đề xuất, kiến nghị khác.
4260 Hệ thống khách sạn Hà Nội phát triển dịch vụ lưu trú chất lượng cao / TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng // Du lịch Việt Nam, Số 3/2010 .- 2010 .- .- 910
Đưa ra một số yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ lưu trú chất lượng cao trong các khách sạn Hà Nội, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ lưu trú chất lượng cao ở một số khách sạn 3 -5 sao trên địa bàn Hà Nội.