CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Hàn

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu phương pháp dạy phát âm tiếng Hàn đối với người học Việt Nam - tập trung chủ yếu vào phụ âm cuối ㄴ,ㄹ / Lưu Thị Quỳnh My // .- 2024 .- Số 05(66) .- Tr. 110-116 .- 495. 170 3

Phân tích về sự khác biệt giữa hệ thống phụ âm tiếng Hàn và tiếng Việt; từ đó, phân tích lỗi phát âm của người học tiếng Hàn ở Việt Nam, đặc biệt là phụ âm cuối ㄴ,ㄹ. Cuối cùng là đưa ra các phương pháp dạy phát âm tiếng Hàn phù hợp và hiệu quả đối với người học Việt Nam, tập trung vào việc cải thiện phát âm phụ âm cuối ㄴ,ㄹ.

2 Nghiên cứu nội dung giảng dạy văn hóa Hàn Quốc cho sinh viên ngành tiếng Hàn dựa trên nghiên cứu của Kim Jinho / Trần Thị Vân // .- 2024 .- Số 05(66) .- Tr. 203-210 .- 306

Nnghiên cứu về nội dung giảng dạy cụ thể và đưa ra bố cục các bài học văn hóa từ chương 7 đến chương 9 của giáo trình về văn hóa Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu này sẽ có những đóng góp thiết thực trong quá trình giảng dạy văn hóa Hàn Quốc với tư cách là tài liệu tham khảo.

3 베트남인 학습자를 위한 한국어 연결어미 ‘-은데/는데’ 교육 방안 연구 / Hoàng Nguyên Phương, Huỳnh Mỹ Nhật // .- 2023 .- Volume 8 (N2) - Tháng 12 .- Tr. 39-54 .- 495.7

본 연구는 초급 단계 한국어 베트남인 학습자를 위한 연결어미 ‘-은데/는데’를 정확하게 사용할 수 있는 제안을 제시하는 것을 목적으로 한다. 먼저 선행 연구들을 통해 연결어미 ‘-은데/는데’의 의미와 기능, 제약 등을 체계적으로 다시 정리하였다. 연결어미 ‘-은데/는데’가 갖는 기능과 의미가 다양하며 여러 유형의 상황에서 사용됨으로 한국어 학습자들이 그 기능과 의미들을 제대로 이해하지 못해 활용 중 여러 오류가 생기는 것이 자주 보인다. 그러므로 초급 단계 한국어 베트남인 학습자를 대상으로 설문조사를 진행하였다. 설문조사의 결과를 분석한 후 학습자가 ‘-은데/는데’에 대한 오류를 해소할 수 있게 하기 위해 적절한 교육방안을 제시하였다.

4 Kiêng kị ngôn ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hàn / Trần Văn Tiếng, Nguyễn Thị Kim Ngọc // .- 2023 .- Volume 8 (N1) - Tháng 9 .- Tr. 19-25 .- 495.78

Kiêng kị ngôn ngữ (language taboo) là hiện tượng phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Biểu hiện của hiện tượng này là trong khi giao tiếp, người ta cần kiêng kị, cần tránh nói ra những từ ngữ có thể làm người nghe bị xúc phạm, khó chịu. Những từ ngữ kiêng kị khi dùng có thể làm cho cuộc thoại chuyển sang hướng tiêu cực, bất lợi, do vậy người ta cần phải nói tránh đi bằng cách sử dụng một từ ngữ khác. Kiêng kị ngôn ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ khá phức tạp có liên quan đến các yếu tố văn hóa dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Việc tránh dùng những từ ngữ kiêng kị thể hiện cách ứng xử ngôn từ trong các tình huống giao tiếp. Tìm hiểu từ ngữ kiêng kị trong tiếng Việt và tiếng Hàn giúp ta thấy được những điểm tương đồng và dị biệt về văn hóa dân tộc, về cách sử dụng từ ngữ thay thế các từ kiêng kị trong tiếng Việt và tiếng Hàn, tránh được những "cú sốc văn hóa” khi giao tiếp.

5 Tài liệu giảng dạy dịch áp dụng cho các học phần biên phiên dịch ngành ngôn ngữ Hàn Quốc tại các Trường Đại học Việt Nam: Thực trạng và đề xuất / Nghiêm Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 117-124 .- 495.7

Nghiên cứu thực trạng về tài liệu giảng dạy dịch và một số ưu nhược điểm của tài liệu giảng dạy dịch hiện có. Từ đó đưa ra một số gợi ý về việc biên soạn giáo trình đào tạo Biên phiên dịch tiếng Hàn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành biên phiên dịch tiếng Hàn.

6 Đặc điểm lỗi phiên dịch của sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc – trường Đại học Công nghiệp Hà Nội / Hoàng Thị Thao, Trần Ngọc Đức // .- 2023 .- Số 9 (395) .- Tr. 35-44 .- 495.7

Phân tích về một số đặc điểm lỗi phiên dịch của sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc – trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Từ đó đề xuất một số phương hướng nhằm khắc phục lỗi nói riêng và nâng cao chất lượng dạy – học biên dịch cho học phần Phiên dịch tiếng Hàn Quốc 1 nói chung.

7 Nghiên cứu từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Hàn và phương pháp dạy – học hiệu quả / Lã Thị Thanh Mai, Nguyễn Thùy Dương // .- 2023 .- Số 348 - Tháng 12 .- Tr. 32-42 .- 495.7

Tập trung nghiên cứu từ đồng âm, hiện tượng đồng âm khác nghĩa trong tiếng Hàn. Từ đó giúp sinh viên học tiếng Hàn Quốc nhận biết các hiện tượng đồng âm khác nghĩa, đồng thời đưa ra những phương pháp dạy và học từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Hàn hiệu quả.

8 Dạy – học câu cảm thán tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam: trường hợp có đuôi kết thúc bằng 립요 và 게요 / Trần Thị Duyên, Nguyễn Việt Nga // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 85-93 .- 495.7

Khảo sát mức độ hiểu biết về hai đuôi kết thúc cảm thán rất phổ biến trong tiếng Hàn đó là 립요 và 게요. Từ đó, bài viết đưa ra một số đề xuất trong quá trình giảng dạy câu cảm thán tiếng Hàn nói chung, câu cảm thán tiếng Hàn nói chung, câu cảm thán có hai đuôi kết thúc là 립요 và 게요 nói riêng.

9 Dịch thuật chuyên ngành Trung – Việt: góc nhìn về đào tạo phiên dịch khoa học kỹ thuật cho sinh viên Việt Nam / Cẩm Tú Tài, Ứng Thùy Linh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 61-69 .- 495.1

Bài viết tập trung thảo luận làm rõ về đặc điểm ngôn ngữ khoa học kĩ thuật tiếng Trung Quốc, từ đó đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực dịch thuật cho sinh viên. Hi vọng sẽ có thể góp thêm tài liệu tham khảo phục vụ công tác phát triển chương trình đào tạo ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung Quốc nói riêng trong bối cảnh hợp tác kinh tế quốc tế ngày nay.

10 Phương pháp giảng dạy văn hóa Hàn Quốc thông qua Webtoon / Vũ Mai Phương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 88-94 .- 495.7

Tìm hiểu và đề xuất một phương pháp giáo dục sáng tạo, sử dụng webtoon để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy văn hóa Hàn Quốc, đáp ứng nhu cầu học tập của thế hệ trẻ đang phát triển trên môi trường trực tuyến hiện nay.