CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu tận dụng phụ phẩm củ gai xanh (Boehmeria nivea) trong ngành sợi và đánh giá độ an toàn của sản phẩm / Nguyễn Thành Dương, Nguyễn Cao Cường // .- 2025 .- Số 6 .- Tr. 17-22 .- 570

Nghiên cứu nhằm tận dụng phụ phẩm củ gai xanh (Boehmeria nivea) là phế phẩm bị thải bỏ trong chuỗi sản xuất sợi để chiết xuất cao chứa hoạt chất sinh học và đánh giá độ an toàn của sản phẩm thu được. Bằng phương pháp chiết siêu âm sử dụng ethanol 95%, các yếu tố công nghệ như loại dung môi, tỷ lệ dung môi, nguyên liệu, nhiệt độ và thời gian được khảo sát để tối ưu hiệu suất chiết. Cao chiết được phân tích thành phần hóa học và tiến hành thử nghiệm độc tính cấp và bán trường diễn trên chuột.

2 Tổng quan về đặc điểm bùn đỏ Bayer và tiến trình nghiên cứu xử lý bùn đỏ trên thế giới, định hướng cho bauxit Việt Nam / Vũ Đình Hiếu, Trần Trung Tới, Nguyễn Thị Thúy, Vũ Thị Hiền // .- 2025 .- Số 6 .- Tr.23-31 .- 363

Mô tả đặc điểm của bùn đỏ Bayer và lịch sử các nghiên cứu xử lý bùn đỏ trên thế giới, trong đó phân tích ưu, nhược điểm của từng quá trình để từ đó có cái nhìn tổng quan nhất về công nghệ xử lý bùn đỏ toàn diện và dự đoán triển vọng về công nghệ xử lý phù hợp cho bùn đỏ ở Việt Nam trong tương lai.

3 Nghiên cứu thực nghiệm về đường cong Kuznets môi trường trong giảm phát thải ở Trung Quốc / Nguyễn Khánh Linh // .- 2025 .- Số 6 .- Tr. 30-40 .- 363

Bằng cách sử dụng phân tích hồi quy, nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa phát thải khí nhà kính và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2020.

4 Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn REDD+ Việt Nam : hiện trạng và nhu cầu cập nhật trong bối cảnh chuyển đổi số / Lê Trọng Hải // .- 2025 .- Số 6 .- Tr. 52-55 .- 363

Đánh giá hiện trạng thông tin, dữ liệu hiện có, xác định những thiếu hụt và đưa ra gợi ý duy trì, cập nhật hệ thống SIS liên tục trong bối cảnh chuyển đổi số nhằm phục vụ các chương trình, dự án chi trả dựa trên kết quả REDD+ ở Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu của Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu.

5 Kinh nghiệm của một số nước trong xây dựng khung pháp lý về tăng trưởng xanh và bài học cho Việt Nam / Đàm Trung Việt // .- 2025 .- Số 6 .- Tr. 63-68 .- 363

Giới thiệu kinh nghiệm ở một số quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và đề xuất, khuyến nghị cho Việt Nam nhằm xây dựng khung pháp lý về tăng trưởng xanh.

6 Tiềm năng và giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường các-bon trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam / Lê Văn Viên // .- 2025 .- Số 6 .- Tr. 92-96 .- 363

Trình bày khái quát về tín chỉ các-bon; tiềm năng phát triển thị trường các-bon trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.

7 Nghiên cứu tổng hợp xanh hóa nano bạc từ cao chiết cây Cúc leo (Mikania micrantha Kunth) / // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 1B .- Tr. 67 - 74 .- 574

Trong nghiên cứu này, hạt nano bạc được tổng hợp xanh hóa với cao chiết cây Cúc leo (Mikania micrantha Kunth) có vai trò là tác nhân khử tiền chất bạc nitrate và polyvinyl pyrrolidone (PVP) là chất ổn định. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của hạt nano bao gồm nồng độ bạc nitrate, nồng độ cao chiết và thời gian phản ứng được khảo sát với mục tiêu tạo ra hạt nano bạc có hình dạng và kích thước mong muốn. Điều kiện thích hợp để tổnghợp nano bạc từ cao chiết cây Cúc leo bao gồm: nồng độ AgNO3 0,030 M, nồng độ cao chiết là 2,50 mg/ml, thời gian phản ứng là 90 phút tại nhiệt độ phòng. Thông qua kết quả quang phổ - tử ngoại khả kiến (UV-Vis), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), kính hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao (HR-TEM), kính hiển vi điện tử quét (SEM), phổ phân tán năng lượng tia X (EDS), tán xạ ánh sáng động (DLS) và thế zeta cho thấy đã tổng hợp thành công hạt nano bạc có dạng cầu, kích thước trung bình khoảng 47,1 nm. Nano bạc được tổng hợp từ cao chiết cây Cúc leo thân thiện với môi trường hứa hẹn sẽ mang lại nhiều tiềm năng ứng dụng trong tương lai.

8 Đánh giá biểu hiện của phân tử microRNA osa-miR160a trên các giống lúa chống chịu và mẫn cảm với nấm Magnaporthe oryzae gây bệnh đạo ôn / // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 1B .- Tr. 58 - 61 .- 574.0113

Bệnh đạo ôn ở lúa do nấm Magnaporthe oryzae gây ra làm thiệt hại năng suất lúa mỗi năm đủ để nuôi sống 60 triệu người. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, các phân tử microRNAs liên quan đến khả năng chống chịu với nấm M. oryzae. Trong đó, osa-miR160 được báo cáo là có vai trò điều hòa tăng hiệu quả chống chịu nấm M. oryzae bằng cách kiểm soát các gen đáp ứng với auxin, ARFs (auxin response transcription factors) trên cây lúa. Trong nghiên cứu này, các tác giả phân tích và đánh giá mức độ tích lũy của osa-miR160a trên các giống lúa mẫn cảm và chống chịu với bệnh đạo ôn được trồng tại Việt Nam dựa trên kỹ thuật qRT-PCR. Mặc dù mức độ biểu hiện của osa-miR160a có sự thay đổi khác nhau giữa các giống lúa tại các thời điểm sau khi nhiễm (hpi), nhưng chỉ tại thời điểm 24 hpi mới có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện của osa-miR160a giữa nhóm lúa kháng và nhóm lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn. Mức độ biểu hiện của osa-miR160a ở thời điểm 24 hpi trên nhóm lúa kháng cao gấp 2,6 lần so với trên nhóm lúa mẫn cảm. Kết quả này cho thấy, osa-miR160a là một chỉ thịphân tử tiềm năng trong việc đánh giá khả năng chống chịu với nấm M. oryzae của các giống lúa trồng tại Việt Nam hiện nay.

9 Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn sinh pectinase từ đất trồng và vỏ quả cà phê, ứng dụng trong lên men sản xuất cà phê / // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 1B .- Tr. 52 - 57 .- 574.0113

Pectinase là nhóm enzyme thủy phân pectin, một loại polysaccharide có ở thành tế bào thực vật, tạo ra hợp chất phân tử thấp như galacturonic, galactose, arabinose, methanol… Pectinase được phép sử dụng trong thực phẩm do không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp pectinase và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độ pectinase của các chủngvi khuẩn, làm cơ sở cho nghiên cứu ứng dụng loại bỏ pectin trên lớp vỏ nhầy trong quá trình lên men sản xuất cà phê. 32 chủng vi khuẩn đã được phân lập từ các mẫu đất trồng cà phê và vỏ cà phê khô thu thập tại Tây Nguyên và Quảng Trị, trong đó 4 chủng có hoạt độ pectinase cao nhất là ĐA2.7; ĐA3.1; ĐA4.1 và VC1.1. Các chủng vi khuẩn đã tuyển chọn được định danh dựa trên trình tự gen mã hóa 16S rRNA, cụ thể: chủng ĐA2.7, ĐA3.1 tương đồng với Calidifontibacillus erzurumensis; chủng ĐA4.1 tương đồng với Bacillus stercoris; chủng VC1.1 tương đồng với Bacillus subtilis. Điều kiện lên men thích hợp cho chủng VC1.1 sinh pectinase là môi trường pH 5,0 ở 50ºC trong 48 giờ. Pectinase thô được ứng dụng trong lên men cà phê thu được sản phẩm có hàm lượng chất khô hòa tan đạt 6,10°Brix và caffein đạt 0,6/100 mg.

10 Xác định hàm lượng các nguyên tố kim loại trong mô thịt của một số loài cá phổ biến vùng cửa sông Bạch Đằng, Hải Phòng / // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 1B .- Tr. 31 - 39 .- 574.028

Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về hàm lượng các kim loại magie (Mg), sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), Mangan (Mn), Asen (As), Cadimi (Cd), thủy ngân (Hg) trong 3 loài cá phổ biến ở khu vực: cá trích bầu (Escualosa thoracata), lành canh đuôi phượng (Coilia mystus) và đối mục (Mugil cephalus) trong đợt thu mẫu năm 2020 tại vùng cửa sông Bạch Đằng - Hải Phòng. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng các nguyên tố kim loại trong mẫu cá dao động như sau: Mg: 854,19-1718,01 mg/kg khô; Fe: 32,60-167,89 mg/kg khô; Zn: 26,33-108,47 mg/kg khô; Mn: 0,92-25,46 mg/kg khô; Cu: 1,63-9,33 mg/kg khô; As: 0,56-13,11 mg/kg khô; Hg: 0,00-0,40 mg/kg khô; Cd: 0,01-0,10 mg/kg khô. Hàm lượng các nguyên tố kim loại trong 3 loài cá khu vực nằm trong giới hạn theo QCVN 8-2:2011/BYT đồng thời cũng thuộc giới hạn của Ủy ban châu Âu 2006 và giới hạn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc/Tổ chức Y tế thế giới (FAO/WHO) (1989). Các mẫu nghiên cứu chỉ ra mối tương quan đáng kể giữa Fe-Cu, Zn-Cu, Hg-Cd. Cá lành canh đuôi phượng tích lũy nồng độ cao của Mn, Mg, Hg, Cd; cá trích bầu tích lũy nồng độ cao của Fe, Zn, Cu; cá đối mục tích tụ hàm lượng thấp kim loại As.