CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
1 Luật giá (sửa đổi) điều chỉnh toàn diện những vấn đề về quản lý, điều hành giá / Nguyễn Xuân Định // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 6 – 9 .- 340

Luật Giá số 11/2012/QH13 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013, thay thế Pháp lệnh Giá năm 2002 đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính; tiếp tục củng cố khung pháp lý cho công tác quản lý, điều hành giá được thực hiện nhất quán theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, quá trình triển khai Luật Giá cũng phát sinh một số tồn tại, hạn chế. Do vậy, vấn đề nghiên cứu, sửa đổi luật được đặt ra.

2 Hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị / Vũ Nhữ Thăng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 10 – 14 .- 332

Khuôn khổ pháp lý, các văn bản quy định về hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam đã được xây dựng tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, do hoạt động kinh tế - tài chính đang phát triển nhanh, kéo theo sự phát triển nóng của lĩnh vực thẩm định giá, trong khi chính sách và pháp luật không theo kịp, dẫn đến phát sinh một số bất cập trong hoạt động thẩm định giá. Để giải quyết các "nút thắt" về thẩm định giá cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý theo hướng: Hoàn thiện cơ chế đánh giá tín nhiệm thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá; và soát bổ sung các quy định về xử lý hành vi vi phạm của thẩm định viên, doanh nghiệp thẩm định giá...

3 Nguyên tắc và phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá / Nguyễn Tiến Hưng, Lê Quang Thuận // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 15 – 17 .- 332

Trong nền kinh tế thị trường, việc định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá là vấn đề rất quan trọng, thể hiện vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế, đồng thời tác động đến sự tham gia của các chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ công và khả năng tiếp cận của người sử dụng hàng hóa, dịch vụ công. Bài viết tổng quan về nguyên tắc và phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và đề xuất một số khuyến nghị.

4 Hoạt động bình ổn giá ở Việt Nam thời gian qua và kiến nghị trong luật giả (sửa đổi) / Phạm Minh Thụy // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 18 – 21 .- 332

Bình ổn giá là một trong số những hoạt động quản lý, điều tiết giá của Nhà nước Việt Nam. Thời gian qua, hoạt động bình ổn giá ở Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc kiểm soát giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khi có biến động; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Bài viết đánh giá tổng quan kết quả của hoạt động bình ổn giá ở Việt Nam từ năm 2013-2022, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề bình ổn giá trong Luật Giá (sửa đổi).

5 Đẩy mạnh phân công, phân cấp trong quản lý, điều tiết giá của nhà nước / Cục quản lý // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 22 – 24 .- 332

Phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước là một chủ trương, nhiệm vụ trọng tâm thuộc các chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ. Trong lĩnh vực tài chính ngân sách nói chung và quản lý, điều tiết giá nói riêng, Pháp lệnh Giá năm 2002 và tiếp sau đó là Luật Giá năm 2012 ra đời đã góp phần đẩy mạnh thực hiện chủ trương phân công, phân cấp trong quản lý, điều tiết giá. Theo đó, thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương đã được quy định cụ thể, rõ ràng và gắn với chức năng quản lý ngành, lĩnh vực. Vấn đề này tiếp tục được quan tâm đặt ra khi sửa đổi Luật Giá.

6 Quy định mới tại dự thảo luật giá (sửa đổi) về dịch vụ thẩm định giá / Phạm Văn Bình // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 28 – 38 .- 340

Dịch vụ thẩm định giá đã, đang góp phần hình thành nên các tổ chức cung ứng dịch vụ có đủ năng lực xác định giá trị của các tài sản phục vụ cho những giao dịch về tài sản. Hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng về vấn về giá trị tài sản giúp các chủ thể tài sản và các bên có liên quan và công chúng đầu tư đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua – bán, đầu tư, cho thuê, đi thuê, cho vay, góp vốn; Xác định đúng giá trị thị trường của các nguồn lực giúp cơ chế thị trường tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực; Góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển thị trường tài sản trong nước cũng như trên toàn thế giới... Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả đạt được sau 10 năm triển khai Luật Giá số 11/2012/QH13, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội về việc sửa đổi Luật Giá số 11/2012/QH13 với nhiều đề xuất quan trọng, đáp ứng bối cảnh mới.

7 Đổi mới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị / Vũ Thị Phượng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 39 – 41 .- 332

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng của quản lý ngân sách nhà nước. Mục tiêu cốt lõi của phân cấp quản lý hoạt động này là nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất, đồng thời, đảm bảo tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động khai thác, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, sự hài hòa về quyền lực trong quản lý kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách của các cấp chính quyền. Bài viết trao đổi về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, thực trạng hiện nay tại Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm đổi mới phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới.

8 Trao đổi về quy định mới của dự thảo luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) / Nguyễn Thị Quỳnh Giao // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 45 – 47 .- 332

Trong cơ cấu thị trường tài chính, tín dụng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho nền kinh tế. Do đó, Luật Các tổ chức tín dụng là cơ sở pháp lý quan trọng trong vận hành, quản lý giám sát của Nhà nước. Để tạo sự phát triển năng động, hiệu quả thị trường tài chính, Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Dự thảo Luật kế thừa các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010 để điều chỉnh một số nội dung phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

9 Kinh nghiệm và thành tựu phát triển tổ chức tín dụng vi mô ở Việt Nam / Trần Công Dũ // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 48 – 50 .- 332

Tín dụng vi mô là các hình thức tín dụng nhỏ mà các tổ chức tín dụng cấp cho người nghèo. Hiện nay, dịch vụ tín dụng vi mô được cung cấp bởi 3 nhóm tổ chức: Nhóm chính thức gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội và hệ thống các hợp tác xã tín dụng (trước đây là các quỹ tín dụng nhân dân); Nhóm bán chính thức gồm các tổ chức phi chính phủ, các chương trình tín dụng của các tổ chức đoàn thể; Nhóm phi chính thức hoạt động dưới hình thức hụi (họ), vay mượn từ người thân, cá nhân cho vay lãi suất cao. Số hộ nghèo được hưởng từ dịch vụ tín dụng vi mô hiện nay khoảng hơn 6 triệu hộ, qua các kênh phân phối chủ yếu từ nhóm chính thức; trong đó, Ngân hàng Chính sách xã hội bao phủ 100% xã, phường trên cả nước.

10 Tác động của phát triển năng lượng tái tạo đến phát triển bền vững ở Việt Nam / Hoàng Thị Thinh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 57 – 60 .- 332

Phát triển năng lượng tái tạo đã tạo ra những tác động tích cực đối với sự phát triển bền vững của đất nước trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh những tác động tích cực đó, phát triển năng lượng tái tạo ở nước ta vẫn còn nhiều thách thức đặt ra đối với phát triển bền vững. Bài viết này làm rõ thực trạng phát triển năng lượng tái tạo (tập trung vào năng lượng gió và năng lượng mặt trời) ở Việt Nam trong những năm qua, đánh giá những tác động của phát triển năng lượng tái tạo đến phát triển bền vững ở Việt Nam, đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo trong thời gian tới.