CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Điều dưỡng

  • Duyệt theo:
1 Đánh giá hành vi nâng cao sức khỏe và một số yếu tố liên quan của sinh viên Điều dưỡng Đại học Duy Tân / Hồ Viết Hiếu, Hoàng Thanh Phi Hùng, Tạ Phương Mai // .- 2024 .- Số 06(67) .- Tr. 135-143 .- 617

Đánh giá hành vi nâng cao sức khỏe (NCSK) của sinh viên Điều dưỡng và mô tả mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và hành vi nâng cao sức khỏe của sinh viên Điều dưỡng Đại học Duy Tân. Bài báo này sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, với cỡ mẫu là 338 sinh viên Điều dưỡng từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 tại Đại học Duy Tân. Nghiên cứu này sử dụng thang đo về hành vi nâng cao sức khỏe (The Health-Promoting Lifestyle Profile: HPLP-II) với Cronbach alpha ở Thổ Nhĩ Kỳ là 0,94; ở Hàn Quốc là 0,94; nghiên cứu ở Ả Rập là 0,92.

2 Năng lực thực hành lâm sàng và các yếu tố liên quan của sinh viên Điều dưỡng: Khảo sát tại Đại học Duy Tân, năm 2024 / Nguyễn Thị Lê, Trần Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số 06(67) .- Tr. 144-154 .- 617

Mô tả năng lực thực hành lâm sàng (NLTHLS) của sinh viên Điều dưỡng đồng thời tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến NLTHLS của sinh viên Điều dưỡng, năm 2024. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 174 sinh viên Điều dưỡng Đại học Duy Tân đã tham gia thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Bài báo chỉ ra NLTHLS của sinh viên Điều dưỡng đạt điểm trung bình (độ lệch chuẩn) là 3,92±0,63, điểm trung bình (độ lệch chuẩn) năng lực thực hành về hành vi đạo đức nghề nghiệp là 4,01±0,73, điểm trung bình (độ lệch chuẩn) năng lực thực hành về kỹ thuật điều dưỡng là 3,91±0,64.

3 Hiệu quả của việc áp dụng mô hình giao tiếp AIDET đến sự hài lòng của người bệnh tại Khoa Ngoại tổng hợp Trung tâm Y tế Quận Sơn Trà, Đà Nẵng / Hoàng Thị Ngân, Nguyễn Trương Văn Võ Lâm Tuấn // .- 2024 .- Số 06(67) .- Tr. 155-159 .- 617

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập huấn áp dụng mô hình giao AIDET đã góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp ở điều dưỡng, và sự hài lòng của người bệnh được cải thiện rõ rệt. Do đó nên duy trì mô hình này trong hoạt động giao tiếp của điều dưỡng tại khoa.

4 Khảo sát động cơ học tập của sinh viên Điều dưỡng tại Trường Đại học Duy Tân / Phạm Thị Hiền, Phan Thị Bích Thuận, Đinh Đạo // .- 2024 .- Số 04(65) .- Tr. 210-219 .- 615

1. Khảo sát động cơ học tập của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Duy Tân; 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến động cơ học tập của sinh viên Điều dưỡng. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy động cơ học tập tích cực, hiệu quả của sinh viên.

5 Khảo sát gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc người bệnh ung thư tại Trung tâm ung bướu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thị Huyền // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 373-383 .- 617

Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 252 người chăm sóc tại Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được thực hiện nhằm mô tả thực trạng gánh nặng của người chăm sóc người bệnh ung thư và một số yếu tố liên quan. Phương pháp thu thập số liệu trực tiếp bằng phỏng vấn bộ câu hỏi Zarit Burden Interview (ZBI).

6 Thực trạng tìm kiếm chăm sóc sức khỏe của người bệnh thận mạn tính từ 60 tuổi trở lên đang quản lý tại khoa khám bệnh, Bệnh viện thận Hà Nội / Ngô Trí Tuấn, Nguyễn Thị Tuyền, Nguyễn Thị Lập, Trần Hữu Thắng, Nguyễn Cao Duy // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 384-393 .- 617

Hành vi tìm kiếm chăm sóc sức khỏe của người bệnh thận mạn tính từ 60 tuổi trở lên là quá trình họ chủ động tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế nhằm duy trì và cải thiện sức khỏe. Nhóm đối tượng này thường phải đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe, do đó, việc hiểu rõ hành vi tìm kiếm chăm sóc của họ rất quan trọng để nâng cao chất lượng điều trị. Nghiên cứu hành vi này giúp xác định các yếu tố liên quan và đưa ra giải pháp cải thiện dịch vụ y tế cho người cao tuổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 280 người bệnh thận mạn tính từ 60 tuổi trở lên đang quản lý tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thận Hà Nội; từ tháng 08/2023 đến tháng 06/2024

7 Kiến thức về chăm sóc sốt của cha mẹ có con dưới 5 tuổi tại khoa nhi Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2024 / Lê Khánh Linh, Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Hữu Dự, Nguyễn Thị Hồng Nhung // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 394-402 .- 617

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng kiến thức chăm sóc sốt của cha mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám và điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2024. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 207 cha/mẹ có con dưới 5 tuổi đến và điều trị tại khoa.

8 Sự sẵn sàng chăm sóc người cao tuổi của sinh viên khoa điều dưỡng Trường Đại học Đại Nam / Vũ Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thu Trang // .- 2024 .- Tập 183 - Số 10 .- Tr. 403-411 .- 617

Sự gia tăng tỷ lệ người cao tuổi cùng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại Việt Nam đòi hỏi nguồn nhân lực điều dưỡng có chất lượng và sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về sự sẵn sàng của sinh viên điều dưỡng trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi còn hạn chế, dẫn đến thiếu hụt cái nhìn thực tế và cách thức hỗ trợ sinh viên điều dưỡng hiệu quả. Nghiên cứu cắt ngang sử dụng Thang đo Sẵn sàng làm việc chăm sóc người cao tuổi (CW) trên 252 sinh viên từ năm nhất đến năm thứ tư cho thấy, sự sẵn sàng của sinh viên ở mức độ trung bình cao, giá trị trung bình 3,63 ± 0,77. Một số yếu tố liên quan đến sự sẵn sàng chăm sóc người cao tuổi của sinh viên khoa Điều dưỡng Trường Đại học Đại Nam gồm giới tính, kiến thức đối với người cao tuổi, thái độ đối với người cao tuổi và mong muốn sống với bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ chồng trong tương lai. Trong đó, thái độ tích cực đối với người cao tuổi và mong muốn sống với bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ chồng trong tương lai là hai yếu tố có liên quan tích cực mạnh nhất đến tuổi sự sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của sinh viên.

9 Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của nữ sinh viên tại hai trường đại học y ở Hà Nội năm 2024 / Phạm Thị Ngọc Bích, Nguyễn Hải Dương, Nguyễn Hồng Đăng, Phạm Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Trọng Hưng, Lê Xuân Hưng, Hoàng Thị Thu Hằng // .- 2024 .- Tập 182 - Số 09 .- Tr. 228-238 .- 613

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 320 nữ sinh viên Y (155 sinh viên Cử nhân Dinh Dưỡng (CNDD) và 165 sinh viên Cử nhân khác (CN khác)) tại Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 6/2024. Nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên các sinh viên đủ điều kiện tham gia, thực hiện cân đo nhân trắc và phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu tới khi đủ số lượng.

10 Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Nguyễn Thùy Linh, Phạm Thị Tuyết Chinh, Bùi Thị Cẩm Trà, Nguyễn Thúy Nam, Vũ Ngọc Hà // .- 2024 .- Tập 182 - Số 09 .- Tr. 281-288 .- 613

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 264 người bệnh nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi điều trị nội tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 3/2023 đến tháng 5/2024. Việc áp dụng công cụ MNA trong thực tiễn lâm sàng sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề dinh dưỡng và đưa ra các kế hoạch can thiệp phù hợp, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến chứng và tử vong.