CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Trung

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu cách biểu thị động lượng nhỏ, thời lượng ngắn của các động lượng từ 一下 và 一会儿 trong tiếng Hán hiện đại / Đặng Thụy Liên // .- 2024 .- Số 05(66) .- Tr. 117-126 .- 400

Bài viết này đi sâu nghiên cứu các từ ngữ chỉ động lượng nhỏ, thời lượng ngắn trong tiếng Hán hiện đại như 一下, 一会儿, đồng thời làm rõ đặc trưng biểu thị “lượng ít” của các từ ngữ này.

2 Tình hình nghiên cứu từ nguyên tiếng Việt : nghiên cứu trường hợp từ nguyên các từ đồng nghĩa: “đong đưa”, “gạt”, “lường”, “lừa”, “lừa gạt”, “gạt lừa”, “lường gạt”, “gạt lường” / Nguyễn Thị Bích Hà // .- 2024 .- Số 05(66) .- Tr. 127-136 .- 400

Bài viết tổng luận tình hình với các hướng nghiên cứu từ nguyên tiếng Việt, từ đó đề xuất cần tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu và vận dụng kết quả nghiên cứu từ nguyên vào phục vụ cho việc định nghĩa, tách các trường hợp đa nghĩa và đồng âm để nâng cao chất lượng khoa học khi biên soạn từ điển giải thích.

3 Đối chiếu dấu ấn văn hóa dân tộc bên trong những câu tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Trung Hoa có từ chỉ tên động vật / Phạm Thị Minh Hằng // .- 2024 .- Số 05(66) .- Tr. 242-251 .- 400

Tục ngữ là hiện tượng ngôn ngữ phổ biến, có tác dụng giúp cho việc diễn tả ý tưởng, suy nghĩ trở nên sâu sắc, tế nhị, hàm súc. Tục ngữ là “túi khôn của nhân loại”, là kho tàng biểu đạt ngôn ngữ tinh tế của mỗi dân tộc. Trong tiếng Việt hay tiếng Hán, tục ngữ đều có vị trí nhất định, làm phong phú, đa dạng cách thức diễn đạt cho mỗi ngôn ngữ. Bài viết này chúng tôi đối chiếu dấu ấn văn hóa dân tộc ẩn chứa bên trong những câu tục ngữ Việt Nam và tục ngữ Trung Hoa có từ chỉ tên động vật.

4 Đối chiếu nghĩa của từ chỉ kích thước “高” trong tiếng Hán và “cao” trong tiếng Việt / Trần Thị Ngọc Mai // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 159-166 .- 495.1

Nghiên cứu, khảo sát nghĩa của từ 高 trong tiếng Hán và “cao” trong tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ẩn dụ kích thước “cao” trong hai ngôn ngữ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Số lượng, đẳng cấp, đánh giá và tâm lý. Từ đó phân tích đối chiếu sâu hơn thấy, ẩn dụ của từ “cao” trong hai ngôn ngữ với những điểm giống nhau, thể hiện được sự tương đồng trong mô hình nhận thức của con người nhưng cũng có những điểm khác biệt, do sự khác biệt về tư duy và văn hóa tạo nên.

5 Kết hợp phương pháp dạy viết theo thể loại và dạy viết theo tiến trình trong giảng dạy viết thư tín thương mại tiếng Trung Quốc cho sinh viên Việt Nam / Phạm Thùy Dương // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 152-158 .- 495.1

Nghiên cứu và đi sâu vào việc phân tích phương pháp dạy viết thư thương mại, khẳng định tầm quan trọng của việc áp dụng phương pháp giảng dạy theo tiến trình và thể loại. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao cho việc cải thiện kĩ năng viết và hiểu biết thực tiễn của sinh viên, đồng thời mở rộng khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế giao tiếp thương mại.

6 So sánh cách thức định danh thuật ngữ kinh tế thương mại giữa tiếng Trung Quốc và tiếng Việt / Trần Thị Ánh Nguyệt, Hoàng Tuyết Minh, Nguyễn Minh Phương // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 144-151 .- 495.1

Tập trung vào mô tả, so sánh cách thức định danh thuật ngữ kinh tế thương mại nhằm làm sáng tỏ những điểm giống và khác nhau trong cách thức định danh thuật ngữ kinh tế thương mại giữa tiếng Trung và tiếng Việt, giúp cho người học, các nhà nghiên cứu có thêm căn cứ lí thuyết để vận dụng trong việc học tập và nghiên cứu và dịch thuật ngôn ngữ Việt - Trung.

7 Một số đặc điểm ngữ nghĩa của liên từ “并” trong tiếng Hán và liên từ “và” trong tiếng Việt / Ngô Thị Thu Hiền // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 139-143 .- 495.1

Trên cơ sở so sánh Hán Việt, bài viết thống kê và phân tích những lỗi sai của học sinh Việt Nam khi sử dụng liên từ “并”, và đưa ra một số đề xuất trong giảng dạy để giúp người học tránh được những lỗi sai do chịu ảnh hưởng từ tiếng Việt.

8 Vấn đề phiên dịch danh từ Hán văn ra văn Nôm: Văn bản “thiên vệ linh công” / Nguyễn Thùy Linh // .- 2024 .- Số 351 - Tháng 3 .- Tr. 29-36 .- 495.1

Sử dụng phương pháp thống kê, định lượng, phương pháp phiên dịch học, phương pháp nghiên cứu liên ngành để làm rõ văn bản “Thiên vệ Linh Công” cũng như hình thức trình bày giữa các ngữ đoạn Hán và ngữ đoạn Nôm. Thông qua thống kê danh từ đơn và danh từu song tiết Hán đã làm rõ cách chuyển dịch danh từ Hán văn sang văn Nôm trong “Thiên Vệ Linh Công”.

9 Phân tích ý nghĩa ẩn dụ tri nhận của các từ liên quan đến “Kết cấu của ngôi nhà” trong tiếng Hán và tiếng Việt trên cơ sở nghiệm thân / Mai Thị Ngọc Anh, Tô Vũ Thành // .- 2024 .- Số 351 - Tháng 3 .- Tr. 54-60 .- 495.1

Vận dụng lí luận ẩn dụ tri nhận và giả thuyết nghiệm thân để tiến hành phân tích và so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của các từ ngữ liên quan đến “Kết cấu của ngôi nhà” trong tiếng Hán và tiếng Việt. Từ kết quả nghiên cứu có thể khằng định khả năng chuyển nghĩa, quá trình ý niệm hóa ánh xạ từ miền nguồn đến miền đích của các từ này tương đối mạnh mẽ và đều chịu sự ảnh hưởng từ sự trải nghiệm nghiệm thân của con người.

10 Ngữ nghĩa tri nhận của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Hán và tiếng Việt thông qua ý niệm “con người là vật chứa” / Vi Thị Hoa, Ngô Thị Thu Hằng // .- 2024 .- Số 351 - Tháng 3 .- Tr. 61-69 .- 495.1

Vận dụng lí luận ẩn dụ tri nhận mô hình ẩn dụ vật chứa tìm hiểu, phân tích ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ bộ phận của cơ thể con người, bao gồm các từ: đầu, óc, tim, lòng, tay, tai, mắt, vv trong tiếng Hán và tiếng Việt. Con người là một thực thể xã hội, cơ thể con người được bộ da bao bọc xung quanh, là vật chứa toàn bộ không gian nội tại nằm bên trong lớp da đó.