CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Cơ khí

  • Duyệt theo:
1 Giao thông xanh và khuyến nghi vận tải công cộng cho các thành phố lớn / Đinh Tấn Tài, Trịnh Lương Miên // .- 2024 .- Số (279+280) - Tháng (5+6) .- Tr. 40-45 .- 621

Bài báo đưa ra một số phân tích về ưu và nhực điểm, khả năng ứng dụng của các loại hình vận tải công cộng xanh, từ đó chỉ rõ loại hình vận tải tàu điện đường sắc nhẹ, đường sắt một ray, đường sắt metro là các loại hình vận tải xanh, hiện đại mà các thành phố lớn đang trong quá trình đô thị hóa cần tập trung đầu tư triển khai.

2 Nghiên cứu động năng hạt vật liệu vô định hình phun plasma / Vũ Dương, Lê Hồng Kỳ // .- 2023 .- Số 06 (61) - Tháng 12 .- Tr. 4-13 .- 621

Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của một số thông số trong phun plasma sử dụng không khí thông thường làm khí tạo plasma đối với JLi WUӏ vận tốc.

3 Spray coating technology for wear-resistant and anti-rust coating on cell brake disc = Công nghệ phun phủ tạo lớp chịu mài mòn và chống gỉ trên đĩa phanh ô tô / Vu Duong // .- 2023 .- Số 05 (60) - Tháng 10 .- P. 3-9 .- 671

The article deals with gas thermal spraying technology for spraying or welding the layer of materials that are resistant to abrasion and grinding in environments with the impact of moisture. The author has proposed inexpensive materials and atmospheric plasma injection technology to lower the cost of products. This technology also has the potential to be applied in new construction or restoration of some duo parts of internal combustion engines.

4 Thiết kế và phân tích cơ cấu mềm thay đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động xoay dựa trên vi cơ cấu truyền động tĩnh điện răng lược / Ngô Tiến Hoàng // .- 2023 .- Số 61 - Tháng 01 .- Tr. 3-15. .- 621.8

Trong nghiên cứu này, vật liệu tổng hợp (compositematerials) bao gồm một lớp kim loại và lớp Silicon dioxide 〖SiO〗_2 phủ trên và dưới bề mặt lớp kim loại được sử dụng để chế tạo cơ cấu mềm này. Với sự đột phá trong MEMS, cơ cấu mềm này có thể được sử dụng trong một số các ứng dụng vi quang học như bộ chuyển mạch quang học, đo đạc các nhiễu xạ, bộ giảm cường độ quang học, v.v… Phân tích phần tử hữu hạn (FEA) được thực hiện để dự đoán các hành vi của cơ cấu. Tỷ số truyền biến đổi chuyển động đạt được xấp xỉ khoảng 1.2 độ/μm. Để đáp ứng cho việc gia công chế tạo, cơ cấu mềm tích hợp mạch điện điều khiển sẽ được thiết kế trên phần mềm Cadence Virtuoso.Dựa vào các kết quả mô phỏng cho thấy sự dịch chuyển theo phương z (out-of-plane) tại vi trí đĩa xoay là rất nhỏ, điều này chứng tỏ cơ cấu không bị xoắn, võng khi điện áp được đặt vào. Ngoài ra, ứng suất sinh ra trong cơ cấu mềm nhỏ hơn rất nhiều so với ứng suất cho phép của vật liệu. Một hệ thống thí nghiệm được trình bày để xác định khả năng làm việc của cơ cấu.

5 Một số giải pháp nâng cao hiệu suất của hệ thống lò hơi công nghiệp sử dụng nhiên liệu rắn hoặc khí / Nguyễn Thanh Quang // .- 2023 .- Số 61 - Tháng 01 .- Tr. 16-24 .- 621.8028

Lò hơi công nghiệp đốt nhiên liệu rắn và khí được sử dụng rộng rãi để cung cấp hơi bão hòa cho quá trình sản xuất. Việc sử dụng nhiên liệu rắn có thành phần và độ ẩm khác nhau ảnh hưởng lớn đến hiệu suất và chi phí sản xuất nhiệt. Bài báo trình bày nghiên cứu quá trình trao đổi nhiệt trong lò hơi cho nhiên liệu độ ẩm cao là sinh khối và than nâu Indonesia và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu suất. Kết quả cho thấy, lò hơi áp suất 8 bar đốt sinh khối, tiêu hao nhiêu liệu tăng từ 200 lên 350 kg/ tấn hơi với độ ẩm 10% và 40% và tăng nhanh khi độ ẩm > 40%, mức ẩm hợp lý là < 20 %. Hiệu suất lò giảm đến 10% khi độ ẩm chênh lệch 30%. Đối với than, hiệu suất lò giảm 1,2%, tiêu hao nhiên liệu tăng khoảng 10% khi độ ẩm tăng 5%. Thu hồi nhiệt khi đốt khí tự nhiên là 9,63% và khí hóa lỏng là 8,18%. Kết quả đạt được là cơ sở tham khảo cho hệ thống lò hơi công nghiệp hiện có ở Việt Nam, góp phần tăng hiệu quả sử dụng nhiệt và giảm chi phí sản xuất hơi.

6 Nghiên cứu đánh giá các mô hình trong chẩn đoán sự có trong hệ thống Chiller / Trần Đình Anh Tuấn // .- 2023 .- Số 61 - Tháng 01 .- Tr. 25-34 .- 621.80711

Một mô hình tham số đặc tính chính xác sẽ có vai trò then chốt trong việc nâng cao tỷ lệ chính xác của quá trình phát hiện và chẩn đoán lỗi trong hệ thống chiller. Vì vậy trong nghiên cứu này đã thực hiện so sánh đánh giá 3 phương pháp MLR, GRNN và RBFNN đóng vai trò là mô hình tham số để mô hình hóa các đặc tính hoạt động của chiller. Hai chỉ số thống kê là R2 và RMSE được sử dụng là tiêu chí đánh giá mô hình ở giai đoạn huấn luyện mô hình. Sau đó, kết hợp với phương pháp t-test cùng với quy luật chẩn đoán để nghiên cứu khảo sát và đánh giá khả năng phát hiện chẩn đoán của 3 mô hình. Bộ dữ liệu thực nghiệm thường được sử dụng hầu hết cho hướng nghiên cứu phát hiện chẩn đoán sự cố trong hệ thống chiller của ASHRAE RP-1043 đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Nghiên cứu tiến hành khảo sát đánh giá 3 mô hình với 3 trường hợp tiêu biểu là “Chiller hoạt động bình thường” và 2 sự cố thường xuất hiện trong hệ thống chiller “Thiếu môi chất lạnh”, “Tắc thiết bị ngưng tụ”. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, RBFNN và GRNN là một chiến lược rất thiết thực và có độ chính xác cao.

7 Dự đoán chuyển vị của hệ cách chấn đáy sử dụng gói ma sát con lắc ba / Nguyễn Văn Nam // .- 2023 .- Số 61 - Tháng 01 .- Tr. 95-102 .- 621.8028

Chuyển vị ngang là một trong những bất lợi của kết cấu cách chấn. Nó cần phải được xác định một cách chính xác trong giai đoạn thiết kế. Bài báo này trình bày cách xác định chuyển vị ngang lớn nhất của hệ cách chấn sử dụng gối con lắc ma sát ba bằng phương pháp lực tuyến tính tương đương (Equivalent linear force) theo Tiêu chuẩn ASCE/SEI 7-16. Nghiên cứu tiến hành phân tích một ví dụ số hệ một bậc tự do để xác định chuyển vị ngang lớn nhất của hệ cách chấn bằng hai phương pháp: phương pháp lực tuyến tính tương đương và phương pháp phân tích phi tuyến theo lịch sử thời gian (Nonlinear time-history). Thông qua ví dụ số này, các bước trong phương pháp lực tuyến tính tương đương được làm rõ hơn, độ chính xác của nó cũng được được đánh giá và một đề xuất hiệu chỉnh được đưa ra.

8 Mô hình tính toán chi phí vòng đời sản phẩm cho xe vận tải Kamaz / Vũ Ngọc Tuấn, Nguyễn Trung Kiên, Lê Đình Sơn, Trần Văn An, Phùng Tuấn Anh, Nguyễn Thanh Dương // .- 2023 .- Tập 65 - Số 11 - Tháng 11 .- Tr. 69-72 .- 621

Bài báo trình bày mô hình tính toán chi phí vòng đời cho xe ô tô và thực hiện tính toán cụ thể cho xe Kamaz 43119/43118. Kết quả tính toán cho phép đánh giá mức độ đóng góp của các thành phần chi phí trong vòng đời sản phẩm, từ đó cho phép nhà quản lý xây dựng dự trù tài chính cho các giai đoạn vòng đời và so sánh được chi phí vòng đời của sản phẩm tính toán với các loại sản phẩm đang lưu hành để có lựa chọn phù hợp.

9 Nghiên cứu khảo sát thông số thiết kế đường ống xả trên xe Ford Escape / Lê Minh, Nguyễn Đỗ Hoài Phong, Nguyễn Toàn Trung // .- 2023 .- Vol 2 - 03(07) .- Tr. 2 - 11 .- 621

Bài báo nghiên cứu Nghiên cứu khảo sát thông số thiết kế đường ống xả trên xe Ford Escape tập trung vào việc khảo sát và cải thiện độ ồn rung của ống xả trên ô tô, nhằm tăng cường tính tiện nghi và an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh. Qua phương pháp nghiên cứu, các thông số thiết kế của ống xả được xác định và tác động của chúng lên độ ồn rung của xe đã được đánh giá. Kết quả nghiên cứu đề xuất các thông số thiết kế phù hợp để giảm tiếng ồn và đảm bảo hiệu suất hoạt động của ô tô. Việc cải thiện độ ồn rung của ống xả có tiềm năng giảm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người và nâng cao chất lượng trải nghiệm khi sử dụng xe. Tuy nhiên, cần cân nhắc cẩn thận để đảm bảo tính khả thi và tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn liên quan đến ồn rung trên ô tô.

10 Chế tạo thiết bị thử mỏi tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực bằng nguồn lực trong nước / Nguyễn Văn Thịnh, Đinh Trọng Thân // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 32-33 .- 621

Trước yêu cầu hiện đại hóa các thiết bị thí nghiệm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ngành giao thông vận tải nói riêng, các nhà khoa học thuộc Viện Chuyên ngành Cơ khí, Tự động hóa, Đo lường (Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải) đã nghiên cứu thiết kế, làm chủ công nghệ và chế tạo thành công thiết bị thử mỏi tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực, góp phần phục vụ công tác sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống đường sắt tại Việt Nam.