CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Điện - Điện tử
1 Điện hạt nhân Trung Quốc - Hiện tại và tương lai / Đinh Ngọc Quang // .- 2024 .- Số 10 (787) .- Tr.52-54 .- 621
Là quốc gia đã thử nghiệm thành công bom nguyên tử (bom A) vào năm 1964, bom nhiệt hạch (bom H) vào năm 1967, nhưng phải 30 năm sau (1994), Trung Quốc mới có nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) đầu tiên được xây dựng và vận hành. Với dân số hơn 1,4 tỷ người và gần 2/3 tổng sản lượng điện do các nhà máy điện than cung cấp, Trung Quốc có lượng phát thải carbon nhiều nhất thế giới. Với mục tiêu giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường, những năm gần đây, việc phát triển ĐHN đã được Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Quốc gia này đã trở thành nước thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) về số lượng lò phản ứng (LPƯ) đang hoạt động và sản lượng ĐHN; đồng thời là nước có số lượng LPƯ đang xây dựng nhiều nhất thế giới (30/64). Bài viết chia sẻ tình hình phát triển ĐHN trong hiện tại và tương lai của Trung Quốc.
2 AI đáng tin cậy và các nguyên tắc thực thi / Chu Thị Thắm, Nguyễn Đức Thủy // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 38-45 .- 621
Đánh giá, thẩm định sự tin cậy của AI, đề xuất các hướng dẫn và chính sách hướng tới mục tiêu đảm bảo rằng các hệ thống, sản phẩm, dịch vụ AI được sử dụng mạng tính tin cậy.
3 Một số đề xuất ban hành bộ quy tắc về sử dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam / Tô Hồng Nam // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 46-53 .- 621
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của AI ứng dụng trong giáo dục, cũng như phân tích, tham khảo các hướng dẫn, quy định được ban hành của các quốc gia. Từ đó đề xuất xây dựng một số quy tắc, hướng dẫn sử dụng AI cho giáo dục Việt Nam.
4 5 yếu tố tiền đề của tương tác giữa người và máy trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo / Hồ Mạnh Tùng, Nguyễn Tô Hồng Kông // .- 2024 .- Số 4 - Tháng 4 .- Tr. 84-91 .- 621
Bài viết giới thiệu 5 yếu tố tiền đề với mục đích gia tăng nhận thức về quan hệ giữa người và máy trong bối cảnh công nghệ ngày càng thay đổi cuộc sống thường nhật. Trên cơ sở giải thích rõ về 5 tiền đề, bài viết đã đưa ra ba gợi ý cho Việt Nam về việc phát triển, ứng dụng và quản lý trí tuệ nhân tạo.
5 Những triết lý nhân văn trong tầm nhìn xã hội 5.0 tại Nhật Bản và một vài gợi ý cho Việt Nam / Hồ Mạnh Tùng, Lưu Phương Thảo // .- 2024 .- Số 5 - Tháng 5 .- Tr. 64-70 .- 621
Bài viết này tóm lược các điểm quan trọng và những triết lý xã hội trong Tầm nhìn Xã hội 5.0 (Society 5.0) của Nhật Bản, đồng thời đưa ra bài học cho Việt Nam trong việc hình thành một xã hội “lấy dân làm gốc”, được hiện thực hoá bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Nhằm tiến tới một xã hội nơi con người được đặt làm trung tâm đồng thời chung sống hài hoà với công nghệ ngày càng thông minh, năm gợi ý cụ thể cho Việt Nam đã được đưa ra: Tầm nhìn lấy con người làm trung tâm; Góc nhìn đa chiều về mối quan hệ giữa người và máy; Lấy AI làm động lực phát triển kinh tế-xã hội; Cách tiếp cận từ dưới lên trên và thúc đẩy tính tham gia trong việc thiết lập tầm nhìn; và Tính bền vững và bao quát trong các ứng dụng của AI.
6 Thị trường viễn thông Việt Nam: Chọn dư địa nào để phát triển bền vững? / Lê Minh Toàn // .- 2024 .- Số 5 - Tháng 5 .- Tr. 78-87 .- 621.03
Thị trường viễn thông Việt Nam năm 2023: Thị trường viễn thông truyền thống bị thu hẹp; Sự lãng phí nguồn lực nhìn từ điểm cung cấp. Các xu hướng định hình thị trường viễn thông Australia; Triển khia nhiều công nghệ IoT. Khuyễn nghị cho thị trường viễn thông Việt Nam: Đầu tư mạnh hạ tầng để mở rộng không gian tăng trưởng; Đẩy mạnh triển khai 5G tại Việt Nam.
7 Nghiên cứu và thử nghiệm robot di động bám quỹ đạo dùng giải thuật Pure Pursuit thích nghi / Nguyễn Ngọc Tuấn // .- 2023 .- Vol 2 - 04(08) .- Tr. 2 - 15 .- 621
Tập trung vào nghiên cứu mô hình động học và triển khai giải thuật Pure Pursuit thích nghi lên mô hình robot di động hai bánh độc lập. Giải thuật được mô phỏng bằng phần mềm MATLAB/Simulink để đánh giá hiệu suất bám quỹ đạo thông qua các trường hợp khi thay đổi giá trị độ dài tiêu điểm và vận tốc. Kết quả mô phỏng được tổng hợp và đánh giá để làm cơ sở để đề xuất bộ điều khiển Pure Pursuit thích nghi vận tốc nhằm nâng cao hiệu suất của bộ điều khiển. Sau đó nhóm tác giả triển khai thiết kế và chế tạo một robot di động để đánh giá hiệu suất bám quỹ đạo của robot ở môi trường thực tế.
8 Tác động của truyền miệng điện tử (eWOM) đến ý định mua hàng trực tuyến của thế hệ Z tại Đà Nẵng / Lê Văn Dũng, Vũ Huỳnh Mai Vi, Hà Anh Phương // .- 2023 .- Vol 2 - 04(08) .- Tr. 58 - 75 .- 621
Xác định ảnh hưởng của truyền miệng điện tử (eWOM) đến ý định mua hàng trực tuyến của thế hệ Z tại Đà Nẵng. Dữ liệu được thu thập bằng hình thức khảo sát trực tuyến và trực tiếp với ba đối tượng chính là người đi làm, sinh viên và học sinh. Với 350 quan sát hợp lệ đã được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ thông qua mô hình cấu trúc (SEM). Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy các giả thuyết đều được chấp nhận, có ý nghĩa về mặt thống kê, góp phần chứng minh, mở rộng các giả thuyết trước đây và phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, chất lượng eWOM, sự tin cậy eWOM, kiến thức trải nghiệm và sự quan tâm của người tiêu dùng là các yếu tố chính tác động đến sự chấp nhận eWOM. Từ đó, sự chấp nhận eWOM có ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến thông qua thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp ứng dụng trong thực tiễn nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao ý định mua hàng trực tuyến của thế hệ Z. Hơn nữa, đề xuất ứng dụng khởi nghiệp Evisi Young và mở ra hướng nghiên cứu trong tương lai.
9 Lượng tử: Công nghệ của tương lai / Đoàn Đại Đình, Tạ Minh Tuấn, Trương Đình Dũng, Nguyễn Hữu Dương // .- 2024 .- Số 6 .- Tr. 61-63 .- 621
Bài viết khái quát về lịch sử phát triển, ứng dụng điển hình, tiềm năng cũng như những thách thức trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này.
10 Tác động của Trí tuệ nhân tạo (AI) đối với hệ thống giáo dục toàn cầu và giáo dục Việt Nam / Lê Anh Vinh, Trần Mỹ Ngọc // .- 2024 .- Tập 20 - Số 05 .- Tr. 1-11 .- 621
Bài viết tìm hiểu lịch sử phát triển của AI trong quá trình cách mạng giáo dục, phân tích tác động của AI trong hệ thống giáo dục toàn cầu và giáo dục Việt Nam, từ đó đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng chính sách quản lí và sử dụng AI hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy và học, từ đó rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa các khu vực và các nước.