CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
1 Liên kết vùng trong phát triển du lịch tỉnh Lào Cai: Thực trạng và giải pháp / Hứa Tân Hưng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 280 .- Tr. 41-45 .- 910
Lào Cai là vùng đất giàu tiềm năng và có lợi thế để phát triển du lịch, tuy nhiên, các hoạt động du lịch ở đây vẫn mang tính chất đơn lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết trong phạm vi nội vùng và liên vùng. Và chưa có sự liên kết vùng chặt chẽ trong hoạt động du lịch. Do vậy, trong thời gian tới, để phát triển du lịch gắn với liên kết vùng là chìa khóa để các địa phương nói chung và Lào Cai nói riêng phát triển và triển khai đa dạng những hoạt động và sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, từ đó đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành và lĩnh vực khác phát triển. Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
2 Hình ảnh điểm đến ảnh hưởng đến ý định quay trở lại tỉnh Bình Thuận của du khách nội địa / Nguyễn Quyết Thắng, Bùi Tuấn Phương , Đỗ Thị Ninh // Phát triển & Hội nhập .- 2024 .- Số 76 .- Tr. 33 - 38 .- 910
Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích các yếu tố cấu thành hình ảnh của điểm đến du lịch cũng như đánh giá tác động của chúng đối với ý định quay trở lại tỉnh Bình Thuận của du khách nội địa. Dựa trên mô hình nghiên cứu được xây dựng từ các nghiên cứu trước đây cùng với dữ liệu thu thập từ 363 phiếu khảo sát hợp lệ, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy rằng cơ sở hạ tầng du lịch, Môi trường tự nhiên, Môi trường xã hội, Hoạt động vui chơi giải trí và Khả năng tiếp cận đều có tác động tích cực đối với ý định quay trở lại tỉnh Bình Thuận của du khách nội địa. Đặc biệt, hoạt động vui chơi giải trí được xác định là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất, trong khi cơ sở hạ tầng lại có tác động ít nhất đối với ý định quay trở lại của du khách nội địa. Từ những kết quả này, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy ý định quay trở lại tỉnh Bình Thuận của du khách nội địa.
3 Vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lào Cai / Hứa Tân Hưng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Tr. 73-76 .- 910
Trong thời gian qua, việc phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân địa phương, giúp phát triển kinh tế bền vững. Dựa trên nghiên cứu, phân tích tài liệu, bài viết đã làm rõ vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Lào Cai trên các phương diện việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Lào Cai; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng; bảo tồn văn hoá truyền thống và bảo vệ môi trường; đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch cộng đồng; nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng; phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hoá và bảo vệ môi trường.
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và ý định quay trở lại của khách du lịch nội địa khi đến Thành phố Hồ Chí Minh / Phạm Ngọc Dưỡng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 80-83 .- 910
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng (SHL) và ý định quay trở lại của khách du lịch (du khách) nội địa khi đến các điểm đến du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Kết quả phân tích số liệu thu thập từ 300 du khách là người Việt đang tham quan, giải trí ở các điểm đến du lịch của TP.HCM cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến SHL của du khách qua đó tác động đến ý định quay trở lại TP.HCM là: Tài nguyên thiên nhiên, Môi trường du lịch, Dịch vụ giải trí, Di sản văn hóa, Dịch vụ lưu trú, trong đó Dịch vụ lưu trú ảnh hưởng mạnh nhất đến SHL và ý định quay trở lại của du khách cả nước khi đến TP.HCM.
5 Phân tích mối tương quan về du lịch của tỉnh Bến Tre với khu vực lân cận dựa vào mô hình không gian / Chung Lê Khang, Trần Tuấn Dũng // Phát triển & Hội nhập .- 2024 .- Số 77 .- Tr. 17 - 23 .- 910
Bài báo sử dụng mô hình phân tích không gian dựa trên hai phương pháp Average Nearest Neighbour (ANN) và Kernel density nhằm xác định mối tương quan trong khai thác du lịch của tỉnh Bến Tre so với các địa phương lân cận. Bài báo tập trung khảo sát 05 loại hình điểm du lịch gồm: sinh thái tự nhiên, lịch sử và văn hóa, giải trí hiện đại, cộng đồng, tâm linh. Kết quả chỉ ra xu hướng phân bố các điểm loại hình, từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các chiến lược khai thác tài nguyên, phát triển các loại hình du lịch tại địa bàn tỉnh Bến Tre nhằm tạo ra sự khác biệt và tăng sự cạnh tranh trong khu vực.
6 Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực của Nhật Bản, Hàn Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Lý Hoàng Phú // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 59 - 68 .- 910
Trong những năm gần đây, trải nghiệm du lịch và các điểm tham quan liên quan đến ẩm thực ngày càng được chú trọng. Ẩm thực có một vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ vì thức ăn là trung tâm của trải nghiệm du lịch, mà còn bởi vì ẩm thực đã trở thành một nguồn gốc quan trọng của sự hình thành bản sắc trong các xã hội hiện đại. Ẩm thực được xem là một yếu tố tạo nên giá trị cho điểm đến và do đó cũng trở thành mối quan tâm trong quyết định lựa chọn điểm đến của du khách. Có thể nói, du lịch ẩm thực ra đời và phát triển như là một nhu cầu tất yếu của xã hội ngày nay. Tuy nhiên, tại Việt Nam, du lịch ẩm thực chưa trở thành một loại hình sản phẩm riêng biệt để khai thác mà chỉ được xem như một hoạt động đi kèm trong du lịch. Trên cơ sở phân tích một số kinh nghiệm điển hình về phát triển du lịch ẩm thực tại Nhật Bản và Hàn Quốc, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam
7 Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với ẩm thực đường phố tại thành phố Cần Thơ / Phạm Đỗ Văn Trung, Lai Huỳnh Bảo Huy, Nguyễn Thị Hoài Thương, Đặng Tiểu Long, Nguyễn Hà Quỳnh Giao // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 49-56 .- 910
Nghiên cứu, đánh giá sự hài lòng của du khách đối với ẩm thực đường phố, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác ẩm thực như một tài nguyên du lịch quan trọng của thành phố Cần Thơ trong tương lai.
8 Kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Bùi Thị Cẩm Tú // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 57-64 .- 910
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu việc khai thác văn hóa ẩm thực để phát triển du lịch cũng như kinh nghiệm phát triển du lịch ẩm thực của Hàn Quốc, bài viết đã rút ra những kinh nghiệm thực tiễn cho việc phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam trong thời gian tới.
9 Kinh nghiệm phát triển du lịch địa chất tại công viên địa chất Trung Quốc / Nguyễn Thị Hằng // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 65-72 .- 910
Khái quát về hệ thống các công viên địa chất ở Trung Quốc và kinh nghiệm phát triển du lịch địa chất tại một số công viên địa chất điển hình ở Trung Quốc. Từ đó, bài viết gợi mở một số kinh nghiệm về phát triển du lịch địa chất tại công viên địa chất trong một số lĩnh vực như: phân vùng bảo vệ trong công viên địa chất, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường sự tham gia của các chủ thể.
10 Khai thác các giá trị trò chơi, trò diễn dân gian trong phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng / Trương Sỹ Vinh, Nguyễn Thuỳ Vân // .- 2024 .- Số 3 .- Tr. 44-52 .- 910
Sử dụng các phương pháp khảo sát thực địa, điều tra xã hội học, phân tích tổng hợp và xin ý kiến chuyên gia để xác định các trò chơi, trò diễn dân gian có khả năng khai thác phát triển du lịch, từ đó đề xuất một số tuyến khai thác các trò chơi, trò diễn dân gian, góp phần phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng.