CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu một số dạng bất thường nhiễm sắc thể ở bệnh nhân vô tinh, thiểu tinh nặng tại Bệnh viện Bưu Điện / Nguyễn Mạnh Kiên, Bùi Thị Lành, Vũ Thị Hà, Nguyễn Văn Long // .- 2025 .- Tập 186 - Số 1 .- Tr. 19-28 .- 610

Bất thường di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây vô tinh hoặc thiểu tinh ở nam giới vô sinh. Nghiên cứu nhằm mô tả một số dạng bất thường nhiễm sắc thể trên bệnh nhân vô sinh nam có kết quả tinh dịch đồ vô tinh hoặc thiểu tinh nặng tại Bệnh viện Bưu điện. Trong đó, việc phân tích nhiễm sắc thể được thực hiện bằng kỹ thuật nhuộm băng G từ mẫu tế bào máu ngoại vi.

2 Tỷ lệ và một số yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi nhóm I / Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Thị Lệ Thanh, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Trà My, Nguyễn Thị Minh Lý // .- 2025 .- Tập 186 - Số 1 .- Tr. 29-38 .- 610

Tăng áp lực động mạch phổi là một rối loạn sinh lý bệnh có liên quan đến nhiều bệnh cảnh lâm sàng và có thể liên quan đến nhiều bệnh tim mạch và hô hấp. Nghiên cứu sổ bộ đầu tiên về tăng áp lực động mạch phổi NIH tại Hoa Kỳ năm 1981 công bố tỷ lệ tử vong của bệnh sau 1 năm và 5 năm lần lượt là 32% và 66%. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện nhằm đánh giá tỷ lệ tử vong và tìm hiểu một số yếu tố có giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân TALĐMP nhóm I điều trị nội trú tại một trung tâm tim mạch.

3 Nhân ba trường hợp ứng dụng hệ thống cảnh báo thần kinh trong phẫu thuật sọ não-cột sống tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Lê Đức Tâm, Dương Đại Hà, Trần Trung Kiên, Hồ Thanh Sơn, Nguyễn Thành Tam, Kiều Đình Hùng, Nguyễn Vũ // .- 2025 .- Tập 186 - Số 1 .- Tr. 39-49 .- 610

Nghiên cứu nhằm đánh giá bước đầu hiệu quả ứng dụng hệ thống cảnh báo thần kinh trong phẫu thuật sọ não-cột sống tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật ba trường hợp (u màng não cạnh đường giữa 1/3 giữa bên trái gần vùng vỏ não vận động, cảm giác, co giật nửa mặt phải và u màng tuỷ ngang mức T7 chèn ép nặng tuỷ sống) có sử dụng hệ thống cảnh báo thần kinh trong mổ cho kết quả tốt giúp bảo tồn chức năng thần kinh của bệnh nhân. Qua ba ca bệnh này, chúng tôi điểm lại y văn và phân tích vai trò, ưu và nhược điểm của hệ thống cảnh báo thần kinh trong phẫu thuật sọ não-cột sống.

4 Kết quả điều trị tăng cholesterol máu gia đình tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Đỗ Thị Thanh Mai, Trần Thị Chi Mai, Nguyễn Ngọc Khánh // .- 2025 .- Tập 186 - Số 1 .- Tr. 50-58 .- 610

Tăng cholesterol máu gia đình gây tăng LDL- cholesterol dẫn đến xơ vữa mạch và bệnh lý tim mạch sớm. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá kết quả điều trị trẻ tăng cholesterol máu gia đình tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 3/2015 đến tháng 9/2024. Có 24 trẻ tăng cholesterol máu gia đình được xác định bằng phân tích gen, trong đó 17 trẻ cần điều trị thuốc hạ lipid máu. Trung vị tuổi điều trị là 10 tuổi (2,7 - 15,7 tuổi). 12 trẻ tăng cholesterol máu gia đình dị hợp tử đáp ứng tốt với điều trị statin đơn độc liều trung bình hoặc cao, giúp giảm 41,3% LDL-C và 35% cholesterol toàn phần, 6/12 trẻ đạt đích điều trị. 5 trẻ tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử/ dị hợp tử phức đơn đáp ứng kém với điều trị statin liều trung bình hoặc cao kết hợp thuốc ức chế hấp thu cholesterol ezetimibe, chỉ có 1/5 trẻ đạt đích điều trị. Nồng độ GOT, GPT, CK của 17 trẻ không tăng khi điều trị thuốc hạ lipid máu.

5 Khẩu phần thực tế của người bệnh tăng huyết áp nội trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên / Phạm Diệu Quỳnh, Trương Thị Thuỳ Dương, Lê Thị Hương // .- 2025 .- Tập 186 - Số 1 .- Tr. 59-67 .- 613

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý mãn tính không lây phổ biến thế giới với tốc độ gia tăng nhanh. Người bệnh THA có thể kiểm soát tốt huyết áp và phòng ngừa biến chứng bằng một chế độ ăn hợp lý. Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mục đích đánh giá khẩu phần thực tế trên 90 người bệnh tăng huyết áp điều trị nội trú tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2023 - 2024.

6 Áp dụng kỹ thuật PCR đa mồi xác định kiểu gen mã hóa carbapenemase trên các chủng Klebsiella pneumoniae sinh carbapenemase / Ngô Văn Quỳnh, Vũ Thị Hà, Vũ Thị Diệp, Hà Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Thu // .- 2025 .- Tập 186 - Số 1 .- Tr. 86-94 .- 610

Nhiễm trùng do vi khuẩn kháng kháng sinh, đặc biệt là Klebsiella pneumoniae kháng carbapenem, đang gia tăng và gây khó khăn trong điều trị. Các kháng sinh mới như ceftazidime/avibactam, meropenem/vabobactam... đã được phát triển để điều trị chọn lọc theo từng nhóm carbapenemase. Việc xác định nhóm carbapenemase có vai trò quan trọng trong lựa chọn kháng sinh.

7 Đánh giá kết quả soi buồng tử cung cắt polyp ở bệnh nhân vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương / Vũ Văn Du, Hoàng Nghĩa Tuấn, Lê Thị Ngọc Hương, Đặng Văn Tốt, Nguyễn Thị Hằng // .- 2025 .- Tập 186 - Số1 .- Tr. 95-102 .- 618

Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của polyp niêm mạc buồng tử cung ở bệnh nhân vô sinh và nhận xét kết quả xử trí polyp niêm mạc buồng tử cung bằng phẫu thuật nội soi ở nhóm bệnh nhân này tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 8/2022 đến tháng 7/2023. Cỡ mẫu gồm 194 bệnh nhân với độ tuổi trung bình 31,6 ± 5,8 tuổi, phần lớn bệnh nhân chưa có con. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là rong kinh rong huyết.

8 Mức độ nhạy cảm với kháng sinh và một số kiểu gen đề kháng betalactam của K. aerogenes phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai / Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Tấn, Phạm Hồng Nhung // .- 2025 .- Tập 186 - Số 1 .- Tr. 103-113 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện trên 193 chủng phân lập từ các loại bệnh phẩm tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 - 12/2023 nhằm xác định mức độ nhạy cảm với các kháng sinh và xác định năm kiểu gen mã hoá carbapenemase, sáu kiểu gen mã hoá ESBL bằng phương pháp PCR. Kết quả K. aerogenes phân lập được nhiều nhất từ bệnh phẩm dịch tiết hô hấp (79,3%).

9 Vai trò của PET-CT trong chẩn đoán giai đoạn bệnh ung thư vòm mũi họng tại Bệnh viện K / Nguyễn Văn Đăng, Phạm Văn Thắng // .- 2025 .- Tập 186 - Số 1 .- Tr. 114-122 .- 610

Ung thư vòm mũi họng là bệnh lý ác tính thường gặp vùng đầu cổ. Nghiên cứu cắt ngang trên 73 người bệnh ung thư biểu mô vòm mũi họng (týp 3 - WHO 2017) từ tháng 06/2023 đến tháng 06/2024 tại Bệnh viện K nhằm đánh giá vai trò của PET-CT trong chẩn đoán giai đoạn bệnh của nhóm nghiên cứu.

10 MicroRNA-21 và sẹo teo sau mụn trứng cá: Nghiên cứu cắt ngang trên 70 bệnh nhân / Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Nguyễn Ngọc Trai, Vũ Diễm My, Huỳnh Anh Phương, Châu Văn Trở // .- 2025 .- Tập 186 - Số 1 .- Tr. 123-131 .- 610

Sẹo teo là một di chứng phổ biến sau mụn trứng cá, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người mắc. Cơ chế chính xác hình thành sẹo vẫn chưa sáng tỏ. Gần đây, trong bối cảnh sinh học phân tử phát triển, microRNA-21 được nhận diện là một yếu tố tiềm năng có liên quan mật thiết đến quá trình hình thành sẹo teo. Nhằm đánh giá mức độ biểu hiện microRNA-21 trong huyết tương và so sánh giữa nhóm bệnh nhân có và không có sẹo teo, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 70 bệnh nhân mụn trứng cá tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 04/2024 đến tháng 09/2024. Nhóm nghiên cứu gồm 35 bệnh nhân có sẹo teo (nhóm A) và 35 bệnh nhân không có sẹo (nhóm B).