CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Công Nghệ Thông Tin
1 Một phương pháp dựa trên mạng nơ-ron tích chập một chiều kết hợp tăng cường dữ liệu để khôi phục dữ liệu bị thiếu trong hệ thống giám sát sức khỏe kết cấu cầu / Trần Thế Hiệp // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 5 .- Tr. 1-8 .- 004
Bài báo đề xuất một phương pháp học sâu sử dụng mạng nơ-ron tích chập một chiều (1D CNN) để khôi phục dữ liệu dao động bị thiếu trong hệ thống giám sát sức khỏe kết cấu (SHM). Dữ liệu được thu thập từ mô hình cầu dây văng trong phòng thí nghiệm dưới dạng chuỗi thời gian đơn biến có các đoạn bị thiếu ngẫu nhiên. Để cải thiện khả năng học của mô hình và tính tổng quát, kỹ thuật tăng cường dữ liệu bằng nhiễu Gaussian được áp dụng trong quá trình huấn luyện. Mô hình được đánh giá bằng các chỉ số RMSE, MAE và hệ số tương quan R². Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình 1D CNN có khả năng trích xuất đặc trưng cục bộ vượt trội từ tín hiệu đầu vào, đồng thời có tốc độ huấn luyện nhanh, độ ổn định cao và kiến trúc gọn nhẹ, rất phù hợp với các ứng dụng trong môi trường thực tế. Đồng thời, việc bổ sung nhiễu Gaussian với độ lệch chuẩn hợp lý, giúp cải thiện đáng kể độ chính xác khôi phục so với mô hình không tăng cường dữ liệu. Phương pháp đề xuất cho thấy tiềm năng ứng dụng trong phục hồi dữ liệu bị mất hoặc hỏng trong các hệ thống SHM thực tế, góp phần nâng cao độ tin cậy của việc phân tích và chẩn đoán kết cấu.
2 Nguy cơ tội phạm sử dụng công nghệ deepfake trong giao dịch ngân hàng / Phạm Ngọc Minh, Hồ Tú Cường // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 1A .- Tr. 58 - 60 .- 004
Công nghệ deepfake là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning), với khả năng tạo ra các hình ảnh, video hoặc âm thanh giả mạo một cách rất chân thực, đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Tội phạm có thể lợi dụng công nghệ này để thực hiện các hành vi gian lận và lừa đảo tinh vi. Bài viết khái quát về công nghệ deepfake, qua đó nhận diện một số thủ đoạn lừa đảo sử dụng công nghệ này trong hoạt động ngân hàng, từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục, phòng tránh.
3 Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển tự động cho trang trại bò sữa sử dụng công nghệ Internet vạn vật / Ninh Xuân Diện // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 1A .- Tr. 34 - 36 .- 004
Thông qua việc thực hiện thành công nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) theo Nghị định thư (mã số NĐT.86.KR/20), TS Trần Viết Thắng và các cộng sự thuộc Phân viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa TP Hồ Chí Minh (Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa - Bộ Công Thương) đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ, xây dựng thành công hệ thống tự động hóa kết hợp công nghệ Internet vạn vật (IoT) trong chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành này tại Việt Nam.
4 Kỹ năng số cho người lao động trong bối cảnh chuyển đổi số / Huỳnh Thị Thu Sương, Nguyễn Thị Thu Hiền // Phát triển & Hội nhập .- 2024 .- Số 78 .- Tr. 34 - 43 .- 004
Chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới đã và đang làm thay đổi lớn về cơ cấu và thị trường lao động. Điều này đặt ra thách thức xây dựng lực lượng lao động được trang bị kỹ năng số để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu vận hành nền kinh tế số. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khám phá các kỹ năng liên quan cần thiết cho người lao động trong môi trường kỹ thuật số. Sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu phân tích tổng hợp từ các tài liệu, báo cáo trong và ngoài nước, số liệu được thu thập từ năm 2018 đến 2023, kết hợp thảo luận về tác động của kỹ năng số đối với hiệu quả công việc của người lao động với các chuyên gia về thực trạng về mức độ sẵn sàng kỹ năng số của người lao động trong bối cảnh nhiều thay đổi và cạnh tranh cao. Đồng thời, đánh giá những tích cực đã đạt được và những mặt hạn chế chưa đạt được. Trên cơ sở đó, đề ra các kiến nghị, giải pháp cho cả người sử dụng lao động và người lao động nhận diện được sự cần thiết của kỹ năng số tại nơi làm việc là xu hướng bắt buộc của các tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ đã thay đổi các yêu cầu về việc làm ở nhiều ngành nghề khác nhau, đặt ra yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng số của lực lượng lao động ngày càng lớn hơn, phức tạp và thành thục hơn nhằm đáp ứng vận hành hiệu quả và bền vững cho tổ chức.
5 Nguy cơ tội phạm sử dụng công nghệ deepfake trong giao dịch ngân hàng / Phạm Ngọc Minh, Hồ Tú Cường // .- 2025 .- Số 1A .- Tr. 58 - 60 .- 006
Công nghệ deepfake là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning), với khả năng tạo ra các hình ảnh, video hoặc âm thanh giả mạo một cách rất chân thực, đang trở thành mối đe dọa ngày càng lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Tội phạm có thể lợi dụng công nghệ này để thực hiện các hành vi gian lận và lừa đảo tinh vi. Bài viết khái quát về công nghệ deepfake, qua đó nhận diện một số thủ đoạn lừa đảo sử dụng công nghệ này trong hoạt động ngân hàng, từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục, phòng tránh.
6 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến để đem lại cơ hội bình đẳng cho người học / Trần Thanh Hương // .- 2024 .- Tập 13 - Số 6 .- Tr. 16-28 .- 370
Bài viết trình bày đặc điểm của phương pháp, phương tiện và công cụ trong dạy học trực tuyến cũng như những rào cản mà người học gặp phải khi tham gia học tập trên nền tảng công nghệ số. Chỉ ra yêu cầu hỗ trợ người học trong lớp học trực tuyến, lựa chọn cách thức kiểm tra đánh giá phù hợp đặc điểm của lớp học.
7 Phát triển năng lực ứng dụng ICT cho sinh viên trong hoạt động viết bài nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ / Nguyễn Văn Kiệt, Phạm Thị Thùy Linh // .- 2024 .- Tập 13 - Số 6 .- Tr. 29-35 .- 005
Bài viết trình bày vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học. Sinh viên được tập huấn và sử dụng một số phần mềm (Microsoft Word, Mathype và ChemOffice) trong hoạt động viết bài báo cáo đồ án tốt nghiệp.
9 Máy tính lượng tử, cơ hội và thách thức đối với an toàn an ninh / Phạm Thanh Giang // .- 2024 .- Số 10 (787) .- Tr.26-29 .- 005
Công nghệ về máy tính lượng tử được dự báo sẽ tạo ra những thay đổi có tính cách mạng với các ngành công nghiệp hiện nay; đồng thời tác động đáng kể đến xã hội trải rộng trên nhiều lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, khám phá thuốc, tài chính, tối ưu hóa. Tuy nhiên, sức mạnh của máy tính lượng tử cũng dẫn đến các vấn đề của mật mã học. Nhiều thuật toán mã hóa hiện nay trở nên không đảm bảo an toàn với sự xuất hiện của máy tính lượng tử. Từ đó, một loạt vấn đề của hệ thống mật mã, chữ ký số sẽ phải được định hình lại.
10 Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính: Giải pháp mới đánh giá năng lực thí sinh / Nguyễn Thị Hiền // .- 2024 .- Số 10 (787) .- Tr.38-40 .- 005
"Phương pháp kiểm tra - đánh giá năng lực người học bằng bài thi trắc nghiệm thích ứng trên máy tính” là công trình nghiên cứu của PGS.TS Lê Thái Hưng và nhóm nghiên cứu gồm các giảng viên thuộc Khoa Quản trị Chất lượng, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã dành nhiều năm để phát triển và hoàn thiện phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực người học bằng bài thi trắc nghiệm thích ứng trên máy tính (CAT), góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Sản phẩm của nhóm nghiên cứu (Hệ thống đánh giá năng lực người học bằng bài thi trắc nghiệm thích ứng trên máy tính của Trường Đại học Giáo dục - UEd-CAT) đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế.