CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Nhật

  • Duyệt theo:
1 Nghiệm thân liên quan đến hình ảnh ẩn dụ trong tiếng Nhật / Nguyễn Tô Chung // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- Tr. 38-39 .- 495.6

Trình bày những khảo sát bước đầu về kinh nghiệm liên quan đến cảm giác vận động, cảm giác thân thể và mở rộng nghĩa ẩn dụ trong khái niệm. Nghiệm thân là quá trình con người lấy các bộ phận của cơ thể và sự trải nghiệm của thân xác để định hình hệ thống ý niệm và tư duy.

2 Hành vi ngôn ngữ phàn nàn trong tiếng Nhật thực hiện bởi vĩ tố kết thúc câu / Dương Quỳnh Nga // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- Tr. 43-49 .- 495.6

Trên cơ sở khái quát ý nghĩa, đặc điểm của các vĩ tố kết thúc câu trong tiếng Nhật. Bài báo trình bày các sắc thái biểu thị của hành vi ngôn ngữ phàn nàn trong tiếng Nhật khi được thực hiện bởi các vĩ tố kết thúc câu, giúp người học tiếng Nhật có thể sử dụng vĩ tố kết thúc câu, giúp người học tiếng Nhật có thể sủ dụng vĩ tố kết thúc câu khi thực hiện hành vi phàn nàn trong tiếng Nhật một cách tinh tế và phù hợp để đạt được hiệu quả nhất.

3 Khảo sát chuyênr dịch danh ngữ tiếng Nhật sang tiếng Việt (trong một số văn bản thuộc phong cách nghệ thuật và khoa học) / Trình Thị Phương Thảo // .- 2023 .- Số 342 - Tháng 7 .- Tr. 96-104 .- 495.6

Tiến hành khảo sát 1.000 danh ngữ tiếng Nhật có cấu trúc điển hình và bản dịch của chúng trong những tác phẩm thuộc hai phong cách ngôn ngữ chính là: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ khoa học để có thể quan sát được nhiều mô hình chuyển dịch cũng như trường hợp đặc biệt mang tính đặc thù trong danh ngữ của hai ngôn ngữ Nhật – Việt. Từ đó xây dựng nên một hệ thống mô hình dịch danh ngữ Việt Nhật hỗ trợ cho người học, người dịch tiếng Nhật khắc phục những khó khăn nêu trên.

4 Các thành tố trong Danh ngữ tiếng Nhật (có đối chiếu với tiếng Việt) / Trình Thị Phương Thảo // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 119-118 .- 495.65

Khảo sát các thành tố trong danh ngữ tiếng Nhật, đồng thời so sánh với danh ngữ tiếng Việt để từ đó giúp hiểu rõ hơn về danh ngữ trong cả hai ngôn ngữ và vận dụng vào việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nhật.

5 Vấn đề chuẩn bị kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản của du học sinh và thực tập sinh Việt Nam trước khi sang Nhật / Ngô Hương Lan // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 11(120) .- Tr. 67-76 .- 495.6

Bài viết khái quát tình hình du học sinh và thực tập sinh Việt Nam tại Nhật. Đồng thời, qua khảo sát trường hợp tiếng Nhật dành cho du học sinh và thực tập sinh Việt Nam tại Nhật. Tiến hành phân tích thực trạng chuẩn bị các kỹ năng mềm như ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa của du học sinh, thực tập sinh Việt Nam trước khi sang Nhật.

6 Nghiên cứu hiện tượng chuyển di ngữ dụng ở lời từ chối trong tiếng Nhật của người học Việt Nam / Phan Thu Hà // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 9 (383) .- Tr. 71-80 .- 400

Tìm kiếm những ảnh hưởng về mặt ngữ dụng của tiếng Việt lên cách từ chối trong tiếng Nhật của người học Việt Nam, đồng thời so sánh thử mức độ ảnh hưởng của yếu tố này giữa hai nhóm người học tiếng Nhật tại Việt Nam và người học tại Nhật Bản.

7 Việc dạy và học từ ngoại lai cho sinh viên Việt Nam học tiếng Nhật / Nghiêm Hồng Vân // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 9 (383) .- Tr. 23-30 .- 400

Trình bày kết quả khảo sát quanh vấn đề ý thức về việc học và những khó khăn khi học từ ngoại lai trong tiếng Nhật của sinh viên học tiếng Nhật tại một trường đại học ở Hà Nội. Từ đó, bước đầu đưa ra những đề xuất đối với việc giảng dạy từ ngoại lai cho sinh viên Việt Nam nói chung.

8 Kính ngữ - biểu hiện lịch sự của tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt / Hoàng Anh Thi, Nguyễn Thị Hằng Nga // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 4(324) .- Tr. 24-31 .- 400

Khái lược lí thuyết, nhận xét kết quả khảo sát bước đầu, nhấn mạnh mô tả phương tiện chủ yếu của tiếng Việt trong chuyển dịch kính ngữ. Các phát ngôn của bản gốc được kí hiệu PN1 đến PN9, phát ngôn dịch được kí hiệu có them dấu (,).

9 Cấu trúc của văn bản án lệ tiếng Nhật / Phan Tuấn Ly // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 2(376) .- Tr. 72-80 .- 400

Tìm hiểu cấu trúc văn bản của án lệ Nhật Bản, là một góc nhìn mới về án lệ - trên bình diện ngôn ngữ học, chứ không phải là bình diện pháp lí hay các khoa học liên ngành khác. Thông qua việc mô tả cấu trúc văn bản, bài viết đề xuất một số kinh nghiệm khi tiếp cận nghiên cứu tiền lệ pháp ở đất nước xứ hoa anh đào.

10 Một số điểm nhìn mới trong nghiên cứu kính ngữ tiếng Nhật / Hoàng Anh Thư // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 11(373) .- Tr. 45-57 .- 495.65

Trình bày một số điểm nhìn mới trong nghiên cứu kính ngữ tiếng Nhật như: Sự chuyển hướng từ ngữ pháp tới ngữ dụng – ngôn ngữ trong bối cảnh văn hóa xã hội; Quan điểm truyền thống; Bàn luận về một số điểm chưa thống nhất về kính ngữ.