CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
1 Nhóm từ ngữ nói biểu thị ý nghĩa giải thích – minh họa trong bài báo khoa học tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Anh) / Ngô Thị Thu Hiền // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 131-138 .- 420

Tìm hiểu một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng liên kết của loại từ ngữ nối được thể hiện trong văn bản khoa học, cụ thể là trong một số bài báo khoa học tiếng Việt và tiếng Anh, qua đó cho thấy vai trò của chúng như là những dấu hiệu hình thức để tường minh, làm sang rõ mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu, các phần trong văn bản.

2 Nghiên cứu so sánh các phương pháp giáo dục hiện đại trong đào tạo tiếng Anh pháp lí / Nguyễn Nhân Ái, Phạm Công Thiên Đỉnh // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 103-110 .- 420

Trình bày các vấn đề chung về phương pháp giáo dục hiện đại trong đào tạo tiếng Anh pháp lí, đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt về các phương pháp này tại Anh – Mỹ và Việt Nam. Bên cạnh đó, từ những kinh nghiệm của hai nước có quốc ngữ là tiếng Anh nêu trên, nhóm tác giả sẽ phân tích việc ứng dụng các phương pháp phù hợp trong đào tạo tiếng Anh pháp lí cho sinh viên luật tại Việt Nam.

3 Hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt / Giã Thị Tuyết Nhung, Phan Văn Hào, Mai Thị Thúy Diễm // .- 2024 .- Số 353 - Tháng 5 .- Tr. 81-94 .- 420

Khái quát về khái niệm phóng chiếu và qua khảo sát, mô tả và phân tích, sẽ xây dựng các phương thức biểu đạt của hiện tượng phóng chiếu, lưu ý đến những diễn đạt tương thích và diễn đạt ẩn dụ. Cuối cùng đề xuất ứng dụng các phương thức biểu đạt phóng chiếu trong giảng dạy ngôn ngữ.

4 Mà hóa lộ trình chuyển động trong tiếng Anh / Nguyễn Ngọc Lan // .- 2024 .- Số 351 - Tháng 3 .- Tr. 70-77 .- 420

Trình bày những vấn đề chung về mã hóa lộ trình chuyển động và phân tích việc mã hóa lộ trình chuyển động và phân tích việc mã hóa lộ trình chuyển động trong tiếng Anh. Tìm hiểu những đặc điểm riêng trong việc mã hóa lộ trình chuyển động ở tiếng Anh sẽ giúp cho chúng ta sửu dụng và biên dịch tiếng Anh được chính xác hơn.

5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp trong lớp ngoại ngữ / Nguyễn Thị Vân // .- 2024 .- Số 351 - Tháng 3 .- Tr. 93-97 .- 420

Nghiên cứu và tìm hiểu các loại tiếng lóng, các yếu tố ảnh hưởng cũng như khám phá lí do khi giới trẻ ngày càng sử dụng tiếng lóng trong các lớp ngoại ngữ. Nhìn chung, ngôn ngữ lóng không chỉ là một phương tiện truyền đạt thông tin mà còn là một diễn đàn độc đáo thể hiện sự sáng tạo và đa dạng trong tương tác lớp học, tạo nên một môi trường học thật phong phú và đầy màu sắc.

6 Phân tích đặc điểm của từ vựng thể hiện vai trò người mẹ trong các Blog làm mẹ bằng tiếng Anh theo đường hướng lí thuyết phân tích diễn ngôn phê phán / Phạm Hoàng Long Biên // .- 2024 .- Số 351 - Tháng 3 .- Tr. 106-119 .- 420

Nghiên cứu này phân tích các đặc điểm của từ vựng miêu tả vai trò người mẹ trong 505 bài viết blog làm mẹ tại Mỹ dựa trên mô hình phân tích diễn ngôn phê phán. Cụ thể, nghiên cứu phân tích giá trị kinh nghiệm của từ vựng, giá trị quan hệ của từ vựng, giá trị biểu cảm của từ vựng và sự sử dụng các biện pháp ần dụ trong các bài viết.

7 Nghĩa không gian của giới từ “over” và “above” trong tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt / Đặng Thị Hương Thảo // .- 2024 .- Số 352 - Tháng 4 .- Tr. 33-43 .- 420

Trình bày năm nghĩa không gian của hai giới từ định vị không gian “over” và “above” trong tiếng Anh và đối chiếu với tiếng Việt. Hai giới từ này là giới từ định vị không gian dung để chỉ vật được định vị cao hơn mốc định vị. Bài báo phân tích nghĩa không gian của hai giới từ “over” và “above” trong tiếng Anh và nghĩa tương đương của chúng trong tiếng Việt thông qua phương pháp so sánh đối chiếu.

8 Tích hợp sử dụng thiết bị di động (mall) trong dạy nói tiếng Anh: Khảo sát trường hợp / Tạ Thị Bích Liên // .- 2024 .- Số 352 - Tháng 4 .- Tr. 102-108 .- 420

Nghiên cứu và tìm hiểu thái độ và nhận thức của sinh viên về việc khai thác thiết bị di động khi học kĩ năng nói ở lớp học trực tiếp và tính hiệu quả khi học nói với sự hỗ trợ của thiết bị di động ở lớp học trực tiếp.

9 Sự tự chủ của người học tiếng Anh: Khảo sát trường hợp / Nguyễn Thị Hoài Anh, Nguyễn Thị Trang // .- 2024 .- Số 352 - Tháng 4 .- Tr. 68-75 .- 420

Khảo sát theo hướng đối chiếu về việc tự chủ trong học tập của sinh viên trong hai học phần kết hợp là “tiếng Anh Cơ Khí” và “Tiếng Anh Thương mại”, đồng thời chỉ ra chất lượng tài liệu và hoạt động nhóm cần được cải thiện để thức đẩy việc học tập tự chủ.

10 Lồng tiếng – hoạt động cải thiện phát âm tích cực cho sinh viên / Nguyễn Thị Hằng // .- 2024 .- Số 352 - Tháng 4 .- Tr. 85-93 .- 420

Trình bày một số hoạt động cải thiện phát âm tích cực cho sinh viên. Nghiên cứu có đưa ra đề xuất giải pháp cải thiện tình hình phát âm nói chung và các gợi ý hữu ích giúp nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động lồng tiếng trong vòng nghiên cứu tiếp theo. Phát âm luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp, là một trong những thành tố giúp người học đạt nghe hiểu tốt hơn, tự tin và trôi chảy hơn khi nói tiếng Anh.