CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Giảng viên DTU

  • Duyệt theo:
1 Tác động của nghiên cứu - phát triển, môi trường - xã hội - quản trị đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng / Hoàng Hải Yến, Hồ Quốc Thái // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 24 – 31 .- 332

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số đang bùng nổ trong kỉ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) được xem là chiến lược quan trọng với doanh nghiệp (trong đó có ngân hàng) để duy trì tính cạnh tranh, R&D cho phép các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới mà đối thủ khó có thể sao chép được, bên cạnh đó, quy trình tạo ra sản phẩm mới, cũng như công năng của sản phẩm mang lại đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong tiến trình phát triển bền vững. Đầu tư vào R&D và thực thi bộ tiêu chuẩn ESG (môi trường - xã hội - quản trị) của các ngân hàng hướng đến cung ứng các sản phẩm tài chính xanh, trong đó nguồn vốn vay xanh thông qua hoạt động cho vay xanh của ngân hàng sẽ là chuỗi cung ứng giá trị xanh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu điều tra sự ảnh hưởng của R&D và thực thi ESG ở các ngân hàng, chủ yếu dựa vào chi phí đầu tư cho R&D và xếp hạng ESG của ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thông qua chỉ số Tobin'Q, tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm giải thích khi các ngân hàng tăng chi phí đầu tư R&D, ESG sẽ giúp gia tăng hiệu quả hoạt động thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính đều tăng, bên cạnh đó còn gia tăng giá trị thương hiệu là ngân hàng xanh, ngân hàng bền vững, tăng đánh giá xếp hạng tín nhiệm, mang lại lợi ích kinh tế về giá trị cổ phiếu tăng, khả năng tiếp cận vốn và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

2 Quản lí tiền mã hóa ở một số quốc gia kinh nghiệm và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam / Lê Thị Kim Nhung, Nguyễn Lê Đức // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 42 – 47 .- 332

Trong kỉ nguyên của nền công nghiệp 4.0, tiền mã hóa là một ứng dụng tiêu biểu của công nghệ số Blockchain. Các loại tiền mã hóa xuất hiện là tất yếu trong quá trình phát triển của các hình thái tiền tệ, đem đến sự phát triển vượt bậc về thương mại điện tử và mở ra cho thị trường tài chính một trang mới. Trong thời gian qua, tiền mã hóa đã và đang chứng minh những ưu, nhược điểm của mình trong nền tài chính hiện đại, nó đem đến cỡ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức đối với nền kinh tế kĩ thuật số. Chính vì vậy, tiền mã hóa là vấn đề được quan tâm của rất nhiều nhà quản lí, giám sát tài chính toàn cầu. Làm cách nào để quản lí hiệu quả tiền mã hóa, biến chúng thành công cụ an toàn trên hị trường tài chính nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung? Đây là vấn đề quan trọng đối ới các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bài viết phân tích các khía cạnh quản lí, ám sát tiền mã hóa của một số quốc gia trên thế giới, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến ghị chính sách đối với Việt Nam.

3 Quốc tế hóa nhân dân tệ và hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc với các nước ASEAN / Khương Thanh Hà // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 48 – 56 .- 332

Nghiên cứu này phân tích tình hình và kết quả triển khai chiến lược quốc tế hóa Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc từ năm 2009 đến nay, trong đó tập trung vào các nội dung hợp tác tiền tệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc triển khai các sáng kiến hợp tác tiền tệ với Trung Quốc. Kết quả rà soát cho thấy xu hướng phát triển chung các nước ASEAN đều thúc đẩy hợp tác tiền tệ với Trung Quốc, tuy nhiên, mức độ hợp tác tiền tệ của các quốc gia ASEAN với Trung Quốc khác nhau, phụ thuộc vào quy mô hợp tác và kết nối kinh tế và cân bằng chi phí - lợi ích của mỗi nước. Kinh nghiệm của các nước có những giá trị tham khảo nhất định cho Việt Nam trong việc xác định định hướng, cách thức và mức độ triển khai hợp tác tiền tệ với Trung Quốc.

4 Cơ sở pháp lý cho việc viện dẫn án lệ tranh tụng của luật sư / Nguyễn Văn Nam // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 4 – 7 .- 332

Trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta, hoạt động tranh tụng tại tòa án đã và đang được coi trọng bằng những bảo đảm pháp lý trong lộ trình cải cách tư pháp. Trong bối cảnh đó, để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề viện dẫn án lệ của luật sư trong tranh tụng ở Việt Nam, tác giả bài viết đề cập đến vấn đề cơ sở pháp lý cho viện dẫn án lệ trong tranh tụng của luật sư qua việc nêu ra những quan điểm tham chiếu so sánh và chỉ ra những thuận lợi, khó khăn cho hoạt động tranh tụng của luật sư trong hoạt động tố tụng ở nước ta. Trên cơ sở đó gợi mở một số giải pháp để tăng cường việc viện dẫn án lệ của luật sư trong hoạt động tranh tụng, góp phần nâng cao hiệu quả tranh tụng tại tòa án.

5 Hủy phán quyết trọng tài vì lý do "trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam" thực trạng, bất cập và hướng hoàn thiện / Nguyễn Thị Thu Vân // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 8 – 14 .- 332

Hủy phán quyết trọng tài là một chế định cho phép tòa án giám sát việc áp dụng pháp luật của hội đồng trọng tài. Các căn cứ để hủy phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, trong đó có căn cứ hủy phán quyết trọng tài vì lý do “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Việc áp dụng quy định hủy phán quyết trọng tài vì lý do nêu trên, thực tiễn thời gian qua đã phát sinh một số bất cập gây hiệu ứng tiêu cực cho quá trình thi hành phán quyết trọng tài, làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng, nhận dạng một số bất cập, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

6 Hoàn thiện quy định về yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong tố tụng dân sự / Thiều Hữu Minh // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 15 – 19 .- 332

Quy định về quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là một trong những quyền quan trọng của đương sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, từ thực tiễn thi hành từ năm 01/7/2016 đến nay đã phát sinh nhiều vấn đề còn có quan điểm khác nhau và một số nội dung cần hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và thực tiễn tham gia tố tụng, tác giả tổng hợp một số nội dung cần hoàn thiện về yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và đề xuất kiến nghị sửa đổi cũng như đề nghị quan điểm hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền.

7 Chi phí tố tụng dân sự quy định pháp luật và áp dụng thực tiễn / Phạm Văn Lưỡng, Trần Ninh Hà // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 20 – 24 .- 332

Chi phí tố tụng là một chế định truyền thống trong tố tụng dân sự Việt Nam, được hiểu đó là các chi phí mà người nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ trong vụ việc dân sự phải nộp để tòa án giải quyết các yêu cầu của họ trong vụ án, việc dân sự. Bài viết tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến chi phí tố tụng dân sự và một số vấn đề đặt ra qua thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

8 Những nội dung mới về nguyên tắc kinh doanh bất động sản / Nguyễn Thị Hồng Nhung // .- 2024 .- Số 09 - Tháng 5 .- Tr. 25 – 29 .- 332

Nguyên tắc kinh doanh bất động sản là những tư tưởng chỉ đạo cho quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về kinh doanh bất động sản. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 mới được Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới về nguyên tắc kinh doanh bất động sản, khắc phục những điểm còn hạn chế của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Tuy nhiên, giai đoạn chuyển tiếp giữa luật cũ và luật mới sẽ còn nhiều khó khăn. Bài viết tập trung nghiên cứu để thấy rõ những mặt tích cực của các quy định sửa đổi, bổ sung, quy định mới cũng như những thuận lợi và khó khăn trong thực tiễn thi hành các quy định về nguyên tắc kinh doanh bất động thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm áp dụng có hiệu quả Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 vào thực tiễn.

9 Vướng mắc khi chuyển mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa và kiến nghị hoàn thiện pháp luật / Hồ Ngọc Hiển, Phạm Thanh Tuấn // .- 2024 .- Số 6 (123) - Tháng 6 .- Tr. 30 – 33 .- 340

Đối với các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, việc sử dụng đất chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật khác nhau như Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công... Do có nhiều quy định khác nhau nên quá trình sử dụng của doanh nghiệp sau cổ phần hóa cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất. Nghiên cứu tập trung làm rõ những hạn chế, mâu thuẫn khi doanh nghiệp sau cổ phần hóa đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất, qua đó tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật có liên quan.

10 Nâng cao hiệu quả thu thập dữ liệu điện tử trong hoạt động điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao / Phạm Văn Toàn // .- 2024 .- Số 6 (123) - Tháng 6 .- Tr. 34 – 37 .- 340

Trong thời gian qua, tình trạng sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội có diễn biến phức tạp, diễn ra trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước thực trạng này, để góp phần phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định nguồn chứng cứ mới là dữ liệu điện tử. Bài viết làm rõ quy định về dữ liệu điện tử và những khó khăn, vướng mắc khi tiến hành thu thập, đánh giá, sử dụng dữ liệu điện tử trong hoạt động điều tra tội phạm có sử dụng công nghệ cao, đồng thời đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn chứng cứ này trong quá trình làm sáng tỏ vụ án.