CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1 Tích hợp ứng dụng đa phương tiện mở rộng thể loại báo chí / Doãn Thị Thuận, Trương Công Bảo Thư // Phát triển & Hội nhập .- 2023 .- Số 73 .- Tr. 62 - 67 .- 004
Đa phương tiện (Multimedia) trên nền tảng báo chí là việc sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để trình bày nội dung thông tin trong các bài viết, bài báo, bao gồm sự kết hợp của văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, và các yếu tố tương tác khác nhau để tạo ra một trải nghiệm tổng thể cho độc giả. Thể loại ký chân dung được xây dựng theo hướng đa phương tiện đã phát triển các chiều kích về dung lượng, hình ảnh, liên kết, hình thành một thể loại lớn, một trong những loại siêu tác phẩm báo chí: mega - story. Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 và truyền thông đại chúng, tác phẩm báo chí không đơn thuần chỉ là ngôn từ. Việc tích hợp ứng dụng các nền tảng công nghệ đa phương tiện giúp tác phẩm báo chí trở nên ấn tượng và độc đáo.
2 Ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Moon Jae-in / Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 3 - 12 .- 327
Trong nhiệm kỳ của Tông thông Moon Jae-in, Hàn Quôc đã chủ động thực hiện nhất quán chính sách “hướng Nam mới” (The New Southern Policy) nhằm tăng cường hợp tác với các nước ASEAN và Ân Độ. Với vị thế quốc tế ngày càng cao lại có thành tựu phát triển kinh tế nổi bật, Việt Nam được Hàn Quốc đặc biệt quan tâm trong quá trình triển khai chính sách này. Trên cơ sở đó, quan hệ giữa hai nước đã đạt được nhiều bước tiến toàn diện và đột phá trên các lĩnh vực hợp tác, trong đó có chính trị - ngoại giao. Xuất phát từ thực tiền đó, bài viết tập trung phân tích những kết quả đạt được, đồng thời xác định những hạn chế và một số vấn đề đặt ra đối với bộ đôi đối tác chiến lược toàn diện trong thế kỷ XXL
3 Hợp tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1992 đến nay / Nguyễn Thị Ngọc Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 69-80 .- 327
Quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo nguôn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản trong hon 30 năm đã có nhiều điểm nhấn quan trọng, đặc biệt là sau khi nối lại quan hệ viện trợ và nâng cấp quan hệ từ "đối tác chiến lược" trở thành "đối tác chiến lược sâu rộng". Hợp tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực giữa hai quốc gia đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển nhanh chóng và bền vừng. Từ năm 1992 đến nay là cả một tiến trình hợp tác với nhiều dấu ấn cũng như thành tựu, hạn chế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản và đó cũng là những nội dung chính của bài viết này.
4 Giáo dục ở một số quốc gia Đông Bắc Á : truyền thống, đặc tính và xu thế phát triển / Nguyễn Văn Kim // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 21 - 38 .- 327
Giáo dục có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia. Giáo dục có thể tạo dựng nền tảng văn hóa, nâng tầm tri thức của dân tộc và vạch định hướng đi cho dân tộc. Trong lịch sử của các quốc gia Đông Bắc Á, giáo dục đã sớm hình thành và được coi trọng. Nghiên cứu mô hình, cách thức tổ chức giáo dục, sự phát triển học thuật giữa các quốc gia có thể nhận thấy nhiều điểm tương đồng, dị biệt. Cũng như Hàn Quốc (Cao Ly, Triều Tiên) và Việt Nam (Đại Việt, Đại Nam), Nhật Bản từng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nhưng giáo dục Nhật Bản đã phát triển theo con đường riêng với nhiều nét đặc thù. Chính những đặc thù đó đã góp phần tạo nên điều kiện thiết yếu cho sự thành công của Nhật Bản. Trên cơ sở nghiên cứu khu vực, so sánh giữa Nhật Bản, Hàn Quốc (và ở mức độ nhất định là trường hợp Việt Nam), bài viết muốn làm rõ những đặc tính chung, riêng trong truyền thống giáo dục giữa các quốc gia khu vực và tác động, hệ quả đa chiều dần đến sự phát triển khác biệt của các nước về sau.
5 Diễn ngôn nữ quyền trong tiểu thuyết của Shin Kyung Sook / Tạ Thanh Loan // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 69 - 78 .- 891.3
Năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến chính trị - kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mông cổ. Trong năm 2021, chính trị Mông cổ cũng có biến đổi lớn với cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 6 năm 2021, kinh tế nước này mặc dù có khởi sắc nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết trình bày một số nét về tình hình chính trị - kinh tế của Mông cổ trong năm 2021.
7 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Lào từ năm 2011 đến nay / Phạm Thị Mùi // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 22 - 31 .- 330
Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2011), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện hơn. Để triển khai đường lối của Đảng vào thực tiễn, Chính phủ Lào đã xây dựng và vạch ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2025. Nhờ có những chính sách và biện pháp đúng đắn, kịp thời, nền kinh tế Lào đã có những chuyển biến nhất định. Bên cạnh đó, nền kinh tế Lào cũng đứng trước những khó khăn, thách thức từ những tác dộng bên ngoài. Bài viết đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội Lào từ năm 2011 đến nay để thấy rõ vai trò của Chính phủ Lào trong việc kịp thời đưa ra những hoạch định về mặt chính sách.
8 Những cơ sở quan trọng để tiếp tục phát triển bền vững quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam - Lào / Phạm Thị Mùi // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 13 - 22 .- 327
Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2011), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện hơn. Để triển khai đường lối của Đảng vào thực tiễn, Chính phủ Lào đã xây dựng và vạch ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2025. Nhờ có những chính sách và biện pháp đúng đắn, kịp thời, nền kinh tế Lào đã có những chuyển biến nhất định. Bên cạnh đó, nền kinh tế Lào cũng đứng trước những khó khăn, thách thức từ những tác dộng bên ngoài. Bài viết đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội Lào từ năm 2011 đến nay để thấy rõ vai trò của Chính phủ Lào trong việc kịp thời đưa ra những hoạch định về mặt chính sách.
9 Việt Nam tham gia định chế hợp tác Mekong - Lan Thương những năm gần đây : một tiếp cận về chính trị-an ninh / Phùng Chí Kiên, Nguyễn Đại Vũ // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 39 - 48 .- 327
Hợp tác Mekong - Lan Thương là một định chế quốc tể mới và khá tiêu biểu tại Tiểu vùng sông Mekong, trong đó chính trị - an ninh được xác định là một trong những trụ cột cấu thành. Trong những năm gần đây, dù đã có một sô hoạt động cụ thể, nhưng so với các trụ cột khác, phát triển hợp tác về chính trị-an ninh trong khuôn khổ Hợp tác Mekong - Lan Thương vẫn còn những điểm hạn chế. Bởi vậy, bài viết trước hết làm rõ nội dung chính trị-an ninh trong Hợp tác Mekong - Lan Thương, tập trung vào những tuyên bố chung của định chế này về chính trị-an ninh gồm thúc đẩy các mối quan hệ chính trị quốc tế củng như bảo đảm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Trên cơ sở đó, bài viết tiếp tục vận dụng cách tiệp chính trị-an ninh để phân tích thực trạng, chỉ ra một số vấn đề nổi cộm liên quan đến sự tham gia của Việt Nam vào định chế quốc tế này như việc củng cố, cải thiện vị thế, vai trò quốc gia, sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc, sự bất đồng trong cách tiếp cận vấn đề chủ quyển và an ninh nguồn nước trong Tiểu vùng sông Mekong,... Những kết quả đó là cơ sở để các tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới.
10 Xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia từ năm 1998 đến nay / Hà Thị Đan // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 49 - 55 .- 306.09 597
Ớ Đông Nam Á, Indonesia không chỉ là quốc gia diện tích rộng, dân số đông mà còn có sự đa dạng về tôn giáo, sắc tộc. Sự đa dạng này một mặt tạo cho Indonesia bức tranh văn hóa độc đáo nhưng mặt khác, củng tiềm ẩn những nguy cơ gây nên các cuộc xung đột bạo lực dưới “vỏ bọc” của tôn giáo, sắc tộc. Trong tiến trình lịch sử của xứ vạn đảo này, năm 1998 là thời điểm diễn ra những thay đổi lớn trong đời sống. Tổng thống Suharto từ chức, kết thúc hơn 30 năm nắm quyền độc tài lãnh đạo (1965 - 1998) đã mở ra luồng gió mới trong đời sống chính trị bao gồm cả thuận lợi song củng đầy thách thức. Cùng với đó là những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ (1997-1998) trong khu vực đã làm chao đảo nền kinh tế trong nước. Sự hỗn loạn về chính trị, sự bất ổn về kinh tế đã dẫn đến sự bùng phát trở lại những cuộc xung đột tôn giảo, sắc tộc vốn đã tồn tại từ trước đó. Bài viết thông qua trình bày nguyên nhân, thực trạng và tác động của xung đột tại quốc gia này ở một sô' khu vực như Aceh, Maluku, Tây Papua, Sulawesi, góp phần gợi mở cho việc giải quyết vấn đề xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung trong quả trình hội nhập và liên kết khu vực.