CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kiến trúc
1 Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng / Võ Phan Ninh, Lê Anh Đức, Trần Mai An // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 118-121 .- 711
Phát triển một mô hình học máy sử dụng thuật toán tối ưu hóa Jellyfish Search để dự báo độ võng dài hạn của dầm bê tông cốt thép. Dựa trên bộ dữ liệu của nghiên cứu đã công bố, các mô hình học máy được xây dựng và đánh giá (bao gồm mô hình đơn và mô hình hỗn hợp) để chọn ra mô hình có độ chính xác cao nhất.
2 Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình / Đỗ Duy Thịnh, Nguyễn Thị Thùy Trang, Võ Đình Tuấn, Đỗ Xuân Sơn // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 122-131 .- 711
Nghiên cứu áp dụng lý thuyết tâm lý môi trường để nghiên cứu nhận thức của con người về các yếu tố này. Kết quả nghiên cứu xác định 94 yếu tố trong 22 nhóm góp phần vào sự hấp dẫn của các khu vực đô thị đối với các nhóm dân cư khác nhau. Những kết quả này cung cấp bằng chứng thực tiễn rằng sức hấp dẫn của TP. HCM không bị ảnh hưởng và hoàn toàn tách biệt khỏi quá trình đô thị hóa. Nghiên cứu này cũng đưa ra các đề xuất cho các nhà quy hoạch đô thị, nhà hoạch định chính sách và các nhà thiết kế nhằm nâng cao sự hấp dẫn của các khu vực đô thị, với sự tập trung đặc biệt vàoTP. HCM.
3 Kiến trúc nhà ở nông thôn bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu : phương pháp và thực tiễn / Nguyễn Vũ Phương // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 12-19 .- 720
Thông qua việc phân tích các giải pháp kiến trúc truyền thống và hiện đại, nghiên cứu giới thiệu các biện pháp bền vững, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường nhằm cải thiện chất lượng sống của cộng đồng nông thôn. Hướng đến phát triển bền vững, mô hình kết hợp giữa khả năng chống chịu thiên tai và giảm thiểu phát thải carbon cũng được đề xuất, giúp cân bằng giữa phát triển kinh tế và đối phó với rủi ro từ biến đổi khí hậu.
4 Hình dạng kiến trúc công trình kiến trúc chống chịu gió bão / Nguyễn Thùy Dung, Lê Tiểu Thanh // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 26-31 .- 720
Giới thiệu một số công trình được xây dựng gần đây được áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu khí động học khác nhau để giảm tải trọng gió lên các tòa nhà bằng cách điều chỉnh hình dạng của tòa nhà cũng như thêm các yếu tố kiến trúc đơn giản. Các công trình được giới thiệu trong bài báo này đồng thời cũng được thiết kế nhằm tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và hiện đang là những công trình điểm nhấn tại đô thị mà chúng được xây dựng.
5 Cây xanh và hè đường Hà Nội còn đó nhiều nỗi lo sau siêu bão Yagi / Nguyễn Tất Thắng // .- 2024 .- Tháng 09 .- Tr. 36-39 .- 711
Phân tích ưu và nhược điểm của việc trồng cây xanh và lát vỉa hè tại Hà Nội, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp trong việc phát triển cơ sở hạ tầng gắn với các tiện ích đô thị, giúp giảm thiểu tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan.
6 Quản lý sử dụng đất trong chính sách đất đai và quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng sống người dân đô thị / Tống Thị Hạnh, Nguyễn Hoàng Minh // .- 2024 .- Tháng 10 .- Tr. 51-55 .- 711
Bài viết đã đưa ra một số quan điểm và phân tích tác động, mối quan hệ trong điều chỉnh chính sách đất đai và quy hoạch về Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở tại đô thị.
7 Phát triển công trình công nghiệp xanh tại các cụm công nghiệp Hà Nội : hướng tới mô hình cụm công nghiệp xanh cho nền kinh tế carbon thấp / Nguyễn Thị Vân Hương // .- 2024 .- Tháng 11 .- Tr. 127-133 .- 720
Nghiên cứu đưa ra đề xuất cho các bên liên quan gồm các nhà hoạch định chính sách, các chủ đầu tư và các kiến trúc sư cần có những sự quan tâm trong việc xây dựng các công trình công nghiệp xanh, nên sử dụng chứng chỉ công trình xanh trong việc thiết kế và xây dựng tại các CCN cả nước nói chung và tại Hà Nội nói riêng.
8 Tăng cường gắn kết đô thị và nông thôn thông qua việc hình thành các đô thị quy mô nhỏ tại các khu vực miền núi và trung du / Lê Xuân Hùng, Đỗ Trần Tín, Nguyễn Thị Diệu Hương // .- 2024 .- Tháng 11 .- Tr. 144-148 .- 711
Để củng cố cho sự gắn kết bền vững giữa đô thị và nông thôn, sự hình thành, tồn tại và những yêu cầu phát triển của đô thị nhỏ được đánh giá. Đặc biệt là đối với những khu vực xa các trung tâm phát triển. Những kết quả nghiên cứu đưa ra những khuyến cáo về lựa chọn vị trí, xác định chức năng và quy mô hợp lý cho đô thị vừa và nhỏ, góp phần củng cố về lý luận cho công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị hiện nay.
9 Nghiên cứu giải pháp thiết kế cấp nước nhà cao tầng / Phạm Thị Bình // .- 2024 .- Quý 3 .- Tr. 52-55 .- 711
Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và tốc độ đô thị hóa nên quy mô phát triển đô thị ngày càng tăng, ngày càng có nhiều dự án xây dựng nhà cao tầng. Cho nên việc thiết kế, thẩm định, thi công giám sát xây dựng nhà cao tầng ngày càng thường xuyên và phổ biến. Khi thiết kế cấp nước nhà cao tầng cần đảm bảo cho hệ thống cấp nước làm việc an toàn, kinh tế, thuận tiện cho quản lý và sửa chữa. Nước được cấp tới tất cả các điểm dùng nước theo đúng yêu cầu về lưu lượng, chất lượng, đảm bảo áp lực và đảm bảo phòng cháy chữa cháy khi có cháy xảy ra.
10 Kiến trúc cảnh quan đô thị Hà Nội : bảo tồn và phát huy giá trị / Phạm Anh Tuấn // .- 2024 .- Số 253 .- Tr. 10-19 .- 720
Những dòng sông này không chỉ đóng vai trò giao thông, phòng chống lũ mà còn là hệ thống hào tự nhiên trong chiến lược phòng thủ, bảo vệ thành cổ Hà Nội. Khi đô thị phát triển mở rộng, chúng trở thành những dòng sông nội đô; cùng với những dòng sông khu vực ngoại thành, chúng trở thành yếu tố cảnh quan dạng tuyến quan trọng cấu thành hệ sinh thái tự nhiên và là hệ thống thoát nước tự nhiên quan trọng của Hà Nội. Cùng với đó, hình thái và cấu trúc không gian đô thị có sự phát triển và thay đổi đáng kể bởi hệ tư tưởng và nhu cầu thực tiễn của xã hội trong mỗi thời kỳ xây dựng và phát triển của Hà Nội.