CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
1 Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa / Trần Ngọc Minh, Lê Phương Anh, Hoàng Yến Chi // Kinh tế & phát triển .- 2025 .- Số 334 .- Tr. 43-52 .- 332.1

Nghiên cứu này tìm hiểu tác động của ODA đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia châu Á trong giai đoạn 2008 đến 2021, sử dụng tỷ lệ đô thị hóa là biến ngưỡng. Thông qua Mô hình hồi quy ngưỡng dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy ODA giảm lượng khí thải CO2. Cụ thể, khi tỷ lệ đô thị hóa của các quốc gia châu Á dưới giá trị ngưỡng 33,1820, việc tăng 1% ODA dẫn đến giảm 0,1682% lượng khí thải CO2. Khi tỷ lệ đô thị hóa vượt qua giá trị ngưỡng, việc tăng 1% ODA dẫn đến giảm 0,0145% lượng khí thải CO2. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần có những phương pháp tiếp cận khác nhau trong việc phân bổ ODA giữa các quốc gia.

2 Khuyến nghị thực hiện trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Đình Hoàn, Ngô Quốc Hưng, Hồ Thị Ngọc, Nguyễn Thủy Chi // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 2A .- Tr. 120-122 .- 332.12

Thông qua hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp và người dân, ngành ngân hàng đã tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội, tác động to lớn đến sự phát triển bền vững của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, khi các ngân hàng không chỉ theo đuổi mục tiêu kinh tế mà còn quan tâm đến các vấn đề xã hội, môi trường thì tác động của ngành ngân hàng đến nền kinh tế, xã hội sẽ toàn diện và nhân văn hơn. Bài viết trình bày thực trạng trách nhiệm xã hội (CSR) của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp cho các ngân hàng thương mại và cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội.

3 Ảnh hưởng của truyền thông nội bộ đến hạnh phúc và kết quả làm việc của nhân viên tại các ngân hàng thương mại ở Hà Nội / Bùi Thị Thu Hà, Bùi Tuấn Thành // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 4 .- Tr. 1-7 .- 332.12

Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của truyền thông nội bộ đến hạnh phúc và kết quả làm việc của nhân viên tại các ngân hàng thương mại ở Hà Nội. Số liệu thu thập từ 309 phiếu điều tra nhân viên ngân hàng được xử lý qua phần mềm SmartPLS4 cho thấy, sự tác động của truyền thông nội bộ đến hạnh phúc của nhân viên là mạnh nhất. Tiếp đến là sự tác động của hạnh phúc đến kết quả làm việc và cuối cùng là sự tác động trực tiếp của truyền thông nội bộ đến kết quả làm việc của nhân viên. Nghiên cứu còn khẳng định, hạnh phúc của nhân viên đóng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ giữa truyền thông nội bộ và kết quả làm việc của nhân viên các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu cũng đề xuất một số khuyến nghị cho các nhà quản trị tại các ngân hàng thương mại nhằm cải thiện hoạt động truyền thông nội bộ để gia tăng hạnh phúc và kết quả làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất các hình thức giao tiếp nội bộ và tăng cường sự tham gia của nhân viên vào hoạt động giao tiếp nội bộ. Do vậy, hướng nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào việc tối ưu hóa hệ thống truyền thông nội bộ nhằm tăng cường hạnh phúc và cải thiện kết quả làm việc của nhân viên ngân hàng thương mại.

4 Đổi mới sáng tạo : nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng / Nguyễn Trung Anh // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 2A .- Tr. 32 - 34 .- 332.04

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số (CĐS), làm cho hoạt động ngân hàng nhanh, đáng tin cậy và thân thiện hơn với khách hàng. ĐMST giúp các ngân hàng giảm chi phí, thích ứng với nhu cầu mới của thị trường và cung cấp dịch vụ tốt hơn trong khi vẫn tuân thủ các quy định ngày càng chặt chẽ của các cơ quan quản lý. Quan trọng hơn, ĐMST thúc đẩy văn hóa cải tiến liên tục, cho phép các ngân hàng duy trì khả năng cạnh tranh trong thế giới số thay đổi nhanh chóng. ĐMST không chỉ là công cụ cải tiến mà còn là chìa khóa thành công trong tương lai của ngành ngân hàng.

5 Các yếu tố tác động tới quản trị tài chính các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Tấn Lượng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 280 .- Tr. 49-43 .- 332

Từ các giả thuyết nghiên cứu và bản khảo sát được thiết kế, tác giả đã thực hiện khảo sát xã hội học với 120 kế toán, thành viên Hội đồng trường, Ban giám hiệu tại 29 trường đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh, sau đó sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để thực hiện phân tích dữ liệu thu được. Kết quả cho thấy quản trị tài chính trường Đại học công lập phụ thuộc vào hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước liên quan đến quản trị tài chính trường Đại học công lập, môi trường kinh tế - xã hội, chiến lược của Nhà trường, các nguồn lực và hệ thống thông tin nội bộ của Trường Đại học công lập. Đây là những yếu tố có tác động và ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến quản trị tài chính trường đại học công lập.

6 Tác động của chất lượng môi trường thể chế quốc gia đến khu vực kinh tế có vốn FDI tại các nền kinh tế mới nổi - Vai trò điều tiết của sự phát triển tài chính / Đỗ Thị Minh Huệ // .- 2025 .- Số 280 .- Tr. 25-33 .- 330

Nghiên cứu này đánh giá tác động của chất lượng môi trường thể chế quốc gia đến sự phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các nền kinh tế mới nổi, với vai trò điều tiết của sự phát triển tài chính. Sử dụng dữ liệu mảng cân bằng của 14 nền kinh tế mới nổi giai đoạn 2002-2021, nghiên cứu phân tích tác động riêng lẻ và tương tác của biến số tổng hợp chất lượng môi trường thể chế cũng như các thành phần của nó - gồm kiểm soát tham nhũng, hiệu quả chính phủ, ổn định chính trị, thượng tôn pháp luật và chất lượng quy định - đến giá trị dòng FDI tích lũy mà một quốc gia tiếp nhận thông qua sự phát triển tài chính. Kết quả chỉ ra, mặc dù việc cải thiện chất lượng thể chế và phát triển tài chính có tác động tích cực đến thu hút FDI, sự tương tác giữa hai yếu tố này có thể tạo ra tác động ngược chiều, làm tăng độ phức tạp trong quy định và giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Từ đó, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị chính sách, nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng giữa cải cách thể chế và phát triển tài chính nhằm tối ưu hóa dòng vốn FDI và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

7 Chính sách tài chính phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường sắt ở Việt Nam / Phạm Thị Lợi, Trần Hà Thanh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 289 .- Tr. 13-16 .- 332.1

Bài viết nghiên cứu thực trạng chính sách tài chính phát triển giao thông vận tải đường sắt ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tài chính phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt ở Việt Nam trong thời gian tới.

8 Tác động của lãnh đạo chuyển đổi số lên hành vi đổi mới số của nhân viên ngành vận tải và logistics tại Việt Nam / Nguyễn Văn Tình, Trần Nguyễn Khánh Hải // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 289 .- Tr. 17-20 .- 658

Bài viết nhằm khám phá tác động của lãnh đạo chuyển đổi số đến hành vi đổi mới số của nhân viên ngành vận tải và logistics tại Việt Nam, trong đó xem xét vai trò của động cơ đổi mới số. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM từ dữ liệu khảo sát 318 nhân viên cho thấy lãnh đạo chuyển đổi số ảnh hưởng tích cực đến cả động cơ bên trong và bên ngoài của nhân viên. Hai nhóm động cơ đều thúc đẩy hành vi đổi mới số, trong đó động cơ bên trong có ảnh hưởng mạnh hơn động cơ bên ngoài.

9 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thanh toán bằng ví điện tử MoMo của sinh viên / Nguyễn Thị Thanh Nhàn // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 289 .- Tr. 21-25 .- 658

Bài báo này, tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thanh toán điện tử bằng ví Momo của sinh viên thông qua khảo sát tại Hà Nội và Hải Phòng trong thời gian từ tháng 1 năm 2025 đến tháng 4 năm 2025, để từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu.

10 Đo lường chỉ số bao trùm sử dụng dịch vụ y tế của nhóm dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2008-2022 / Bùi Thị Minh Nguyệt // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 289 .- Tr. 26-29 .- 330

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hàm cơ hội xã hội để đo lường chỉ số bao trùm sử dụng dịch vụ y tế của nhóm dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2008-2022, dựa trên bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS). Kết quả tính toán cho thấy, mặc dù mức độ bao phủ sử dụng dịch vụ y tế của người dân thuộc nhóm dân tộc thiểu số đã được cải thiện, nhưng tính công bằng trong tiếp cận vẫn chưa thực sự đảm bảo. Những nhóm dân cư dễ bị tổn thương và những nhóm yếu thế, vẫn gặp nhiều khó khăn trong sử dụng các dịch vụ y tế. Kết quả này gợi ý rằng Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải tiến và điều chỉnh các chính sách y tế nhằm tăng cường hỗ trợ cho các nhóm dân cư yếu thế, hướng tới một hệ thống y tế công bằng hơn.