CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
4221 Vài suy nghĩ về việc ứng dụng phương pháp giao tiếp vào giờ dạy tiếng Việt / TS. Nguyễn Thiện Nam // Ngôn ngữ & đời sống, Số 4 (174)/2010 .- 2010 .- Tr. 39-41 .- 400

Thảo luận về hoạt động tổ chức giao tiếp trên lớp học, những điều cần chú ý trong lớp học theo phương pháp giao tiếp ở giai đoạn cơ sở: bù đắp thông tin và giao tiếp thực, vai trò của giáo viên và sinh viên, thời gian nói của sinh viên, lớp nhiều sinh viên và một sinh viên, việc xử lí lỗi, ngôn ngữ được dùng trong lớp học, tiếp thu những ưu điểm của những loại bài tập "cổ điển".

4222 Bàn về một khía cạnh tâm linh trong ca dao người Việt / ThS. Phan Thị Phượng // Ngôn ngữ và đời sống, Số 3/2010 .- 2010 .- Tr. 34 – 37 .- 400

Nghiên cứu cho thấy thế giới tâm linh trong ca dao được thể hiện rất da dạng và phong phú, nó bao gồm cái thiêng liêng cao cả trong đời thường và cả niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng.

4223 Các hình thức cảm ơn trực tiếp của người Việt / PGS. TS. Nguyễn Thị Lương // Ngôn ngữ, Số 3/2010 .- 2010 .- Tr. 14 – 24 .- 400

Nêu khái niệm và phân loại của các hình thức cảm ơn, của các hình thức ngôn ngữ biểu thị hành động cảm ơn trực tiếp, cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa của các kiểu cảm ơn trực tiếp.

4224 Vài nét tiếp cận lịch sử và giá trị văn xuôi Việt Nam hiện đại / Phong Lê // Nghiên cứu văn học, Số 3/2010 .- 2010 .- Tr. 3 – 12 .- 800

Sự thay đổi trào lưu văn học qua các thời kỳ lịch sử với những tác giả, tác phẩm điển hình. Cùng với khát vọng dân chủ hóa là khát vọng tiếp nhận ánh sáng văn minh nhân loại để canh tân và đổi mới đất nước, là động lực thúc đẩy phát triển, tạo ra các giá trị hiện đại cho hành trình văn học dân tộc.   

4225 Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận / Huỳnh Vân // Nghiên cứu văn học, Số 3/2010 .- 2010 .- Tr. 36 – 57 .- 800

Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử văn học, lịch sử tiếp nhận, lịch sử tác động, lịch sử triết học, lịch sử sáng tác… của các tác gia nổi tiếng như: Jauss, Gadamer cũng như sự đấu tranh giữa các trường phái để bảo vệ quan điểm cá nhân về lịch sử văn học.

4226 Thương hiệu khách sạn trong bối cảnh hội nhập / ThS. Nguyễn Ngọc Dung, Trần Thanh Tâm // Du lịch Việt Nam, Số 3/2010 .- 2010 .- Tr. 19 – 21 .- 910

Trình bày vai trò của thương hiệu và hệ thống nhận dạng thương hiệu trong kinh doanh khách sạn, nêu lên các thành phần cơ bản của hệ thống nhận diện thương hiệu; các hoạt động thiết kế, sử dụng và quản lý hệ thống nhận diện thương hiệu trong kinh doanh khách sạn, một số đề xuất, kiến nghị khác.

4227 Hệ thống khách sạn Hà Nội phát triển dịch vụ lưu trú chất lượng cao / TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng // Du lịch Việt Nam, Số 3/2010 .- 2010 .- .- 910

Đưa ra một số yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ lưu trú chất lượng cao trong các khách sạn Hà Nội, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ lưu trú chất lượng cao ở một số khách sạn 3 -5 sao trên địa bàn Hà Nội.

4228 Xây dựng và sử dụng bài tập để phát huy tính tích cực của sinh viên trong quá trình lĩnh hội tri thức mới – môn tâm lí học / ThS. Ngô Thị Thơm, Bùi Hữu Mô // Dạy và học ngày nay, Số 11/2009 .- 2009 .- Tr. 20-21 .- 370

Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng bài tập trong quá trình lĩnh hội tri thức mới môn tâm lí, quy trình xây dựng bài tập, quy trình sử dụng bài tập trong quá trình lĩnh hội tri thức mới – môn tâm lí học và một số ví dụ mô phỏng.

4229 Phong cách nghị luận, bút chiến của Phan khôi / Nguyễn Đăng Mạnh // Nghiên cứu văn học, Số 10 (452)/2009 .- 2009 .- Tr.40-52 .- 895.92

Giới thiệu phong cách của Phan Khôi với những đặc điểm cơ bản: cảm hứng “gây sự”; chỉ nói lý, không nói tình, duy lý cực đoan, coi “ Luận lý học cai trị mọi sự ở đời”; hứng thú hài hước, châm biếm; bác học mà bình dân, thông thái mà dân dã.

4230 Quan hệ con người – Tự nhiên trong văn xuôi miền núi / Phạm Duy Nghĩa // Nghiên cứu văn học, Số 10 (452)/2009 .- 2009 .- Tr.71-79 .- 895.92

Khái quát mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thành các cấp độ: sự gắn bó giữa con người và tự nhiên – hai thực thể của tạo hóa; con người – tự nhiên và khát vọng đồng hóa; quan hệ con người – tự nhiên và quan hệ nhân quả.