CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
4201 Các khuyến nghị về đổi mới chương trình giảng dạy / Majo Goerge // Kiểm toán .- 2011 .- Số 6/2011 .- Tr. 22-23 .- 370

Cần thực hiện khảo sát thị trường trước, cần tổ chức họp mặt thường xuyên giữa “nhà cung cấp và người sử dụng cuối”, thu thập phản hồi từ các công ty tuyển dụng sinh viên, các chương trình hướng nghiệp thường xuyên hợp tác với các công ty trong cùng lĩnh vực, các chương trình dự giảng, các chương trình thực tập, sử dụng công nghệ trong việc đổi mới nội dung giảng dạy tại các trường đại học. Đó là các khuyến nghị tác giả đề xuất trong bài viết.

4202 Nghệ nhân và vai trò của nghệ nhân trong các làng nghề truyền thống / Trần Tấn Vịnh // Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng .- 2011 .- Số 13+14/2011 .- tr 79-84 .- 306

Trình bày khái niệm và nhận diện nghệ nhân dân gian; Vai trò của nghệ nhân dân gian; Một số giải pháp phát huy vai trò của nghệ nhân.

4203 Đôi nét về khái niệm tri thức bản địa / Bùi Hoài Sơn // http://vhnt.org.vn/Newsdetails.aspx?NewID=171 .- 2010 .- .- 001

Trình bày về sự phát triển của khái niệm tri thức bản địa; Mối quan hệ giữa tri thức bản địa và khoa học.

4204 Cảm nhận về minh triết và minh triết Việt / Đỗ Lai Thúy // Tạp chí VHNT số 310, tháng 4-2010 .- 2010 .- .- 001.3

Bàn về minh triết và triết học Việt trong bối cảnh xã hội và lịch sử Việt Nam.

4205 Hành vi ngôn ngữ rào đón thuộc phương châm về chất trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao / Khuất Thị Lan // Ngôn ngữ & đời sống, Số 8 (178)/2010 .- 2010 .- Tr. 32-36 .- 400

Trình bày khái niệm về hành vi ngôn ngữ rào đón, hành vi ngôn ngữ rào đón thuộc phương châm về chất trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao.

4206 Sự tác động của xã hội đối với ngôn ngữ và những vấn đề đặt ra đối với chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay / GS. TS. Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ, Số 8/2010 .- 2010 .- Tr. 12-29 .- 400

Trình bày sự tác động của xã hội đối với các ngôn ngữ ở Việt Nam: đối với tiếng Việt, đối với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số; Sự tác động của xã hội đối với các ngoại ngữ (tiếng nước ngoài). Những vấn đề đặt ra đối với chính sách về ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay.

4207 Hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ XX: nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam / PGS. Nguyễn Thị Thanh Xuân // Nghiên cứu văn học, Số 7/2010 .- 2010 .- Tr. 17-28 .- 800

Tiến trình hiện đại hóa văn học ở Hàn Quốc và Việt Nam bắt nguồn từ đâu, đi qua những sự kiện gì, vận động theo hình thái nào…., đó là những vấn đề mà tham luận này tìm cách trả lời, trên cái nhìn so sánh.

4208 Ảnh hưởng của phương tây và truyền thống dân tộc trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc (so sánh một số hiện tượng tiểu thuyết Việt Nam và Triều Tiên) / TS. Trần Thị Phương Phương // Nghiên cứu văn học, Số 7/2010 .- 2010 .- Tr. 41-52 .- 800

Trong quá trình phát triển, văn học của mọi dân tộc đều không thể nào tránh khỏi những sự giao lưu và ảnh hưởng của văn học các dân tộc khác, nhất là những nền văn học tiên tiến. Quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam cũng là quá trình hình thành và phát triển hai trào lưu văn học chủ đạo là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực – những trào lưu mà ở phương Tây phát triển vào thế kỷ XIX..

4209 Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX / ThS. Hồ Khánh Vân // Nghiên cứu văn học, Số 7/2010 .- 2010 .- Tr. 81-94 .- 800

Sự manh nha ra đời của phê bình văn học nữ quyền: từ Phan Khôi đến Manh Manh nữ sĩ, vạch ra những ranh giới tạo nên sự khác biệt về giới trong hành trình sáng tác văn học với các cặp đôi khái niệm: khách quan – chủ quan, nam hóa – nữ hóa. Đặc trưng diện mạo văn học nữ Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỷ XX: diện mạo chung, đặc trưng về mặt nội dung và tư tưởng, từ đặc trưng mô phỏng đến giá trị phong trào….

4210 Tính hiện đại của thơ mới Việt Nam xét trên phương diện ngôn từ / TS. Nguyễn Hữu Hiếu // Nghiên cứu văn học, Số 7/2010 .- 2010 .- Tr. 95-103 .- 800.01

Đối với văn học Việt Nam, do trực tiếp tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn học Pháp, nên quá trình đó cũng chính là thế giới hóa và phương Tây hóa. Quá trình ấy diễn ra trên nhiều bình diện, từ sự cảm nhận thế giới, sự đồng hóa thế giới thành nội dung nghệ thuật đến sự sáng tạo và vận dụng các phương tiện diễn đạt… theo tinh thần hiện đại. Bài viết nhấn mạnh một số biểu hiện tính hiện đại trên phương diện ngôn từ, một trong những vấn đề quan trọng đối với các nhà thơ trong phong trào thơ mới 1932-1945.