CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
4211 Hành vi ngôn ngữ rào đón thuộc phương châm về chất trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao / Khuất Thị Lan // Ngôn ngữ & đời sống, Số 8 (178)/2010 .- 2010 .- Tr. 32-36 .- 400
Trình bày khái niệm về hành vi ngôn ngữ rào đón, hành vi ngôn ngữ rào đón thuộc phương châm về chất trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao.
4212 Sự tác động của xã hội đối với ngôn ngữ và những vấn đề đặt ra đối với chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay / GS. TS. Nguyễn Văn Khang // Ngôn ngữ, Số 8/2010 .- 2010 .- Tr. 12-29 .- 400
Trình bày sự tác động của xã hội đối với các ngôn ngữ ở Việt Nam: đối với tiếng Việt, đối với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số; Sự tác động của xã hội đối với các ngoại ngữ (tiếng nước ngoài). Những vấn đề đặt ra đối với chính sách về ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay.
4213 Hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ XX: nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam / PGS. Nguyễn Thị Thanh Xuân // Nghiên cứu văn học, Số 7/2010 .- 2010 .- Tr. 17-28 .- 800
Tiến trình hiện đại hóa văn học ở Hàn Quốc và Việt Nam bắt nguồn từ đâu, đi qua những sự kiện gì, vận động theo hình thái nào…., đó là những vấn đề mà tham luận này tìm cách trả lời, trên cái nhìn so sánh.
4214 Ảnh hưởng của phương tây và truyền thống dân tộc trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc (so sánh một số hiện tượng tiểu thuyết Việt Nam và Triều Tiên) / TS. Trần Thị Phương Phương // Nghiên cứu văn học, Số 7/2010 .- 2010 .- Tr. 41-52 .- 800
Trong quá trình phát triển, văn học của mọi dân tộc đều không thể nào tránh khỏi những sự giao lưu và ảnh hưởng của văn học các dân tộc khác, nhất là những nền văn học tiên tiến. Quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam cũng là quá trình hình thành và phát triển hai trào lưu văn học chủ đạo là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực – những trào lưu mà ở phương Tây phát triển vào thế kỷ XIX..
4215 Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỷ XX / ThS. Hồ Khánh Vân // Nghiên cứu văn học, Số 7/2010 .- 2010 .- Tr. 81-94 .- 800
Sự manh nha ra đời của phê bình văn học nữ quyền: từ Phan Khôi đến Manh Manh nữ sĩ, vạch ra những ranh giới tạo nên sự khác biệt về giới trong hành trình sáng tác văn học với các cặp đôi khái niệm: khách quan – chủ quan, nam hóa – nữ hóa. Đặc trưng diện mạo văn học nữ Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỷ XX: diện mạo chung, đặc trưng về mặt nội dung và tư tưởng, từ đặc trưng mô phỏng đến giá trị phong trào….
4216 Tính hiện đại của thơ mới Việt Nam xét trên phương diện ngôn từ / TS. Nguyễn Hữu Hiếu // Nghiên cứu văn học, Số 7/2010 .- 2010 .- Tr. 95-103 .- 800.01
Đối với văn học Việt Nam, do trực tiếp tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn học Pháp, nên quá trình đó cũng chính là thế giới hóa và phương Tây hóa. Quá trình ấy diễn ra trên nhiều bình diện, từ sự cảm nhận thế giới, sự đồng hóa thế giới thành nội dung nghệ thuật đến sự sáng tạo và vận dụng các phương tiện diễn đạt… theo tinh thần hiện đại. Bài viết nhấn mạnh một số biểu hiện tính hiện đại trên phương diện ngôn từ, một trong những vấn đề quan trọng đối với các nhà thơ trong phong trào thơ mới 1932-1945.
4217 Phân loại hành vi ngôn ngữ cầu khiến trong văn bản hành chính / Vũ Ngọc Hoa // Ngôn ngữ & đời sống, Số 7 (177)/2010 .- 2010 .- Tr. 8-11 .- 400
Quan niệm về hành vi ngôn ngữ cầu khiến, phân loại các hành vi ngôn ngữ cầu khiến trong văn bản hành chính.
4218 Cách thức biểu đạt về lời ăn tiếng nói trong tục ngữ Anh – Việt / Võ Thị Dung // Ngôn ngữ & đời sống, Số 7 (177)/2010 .- 2010 .- Tr. 20-24 .- 400
Bài viết tìm hiểu những cách thức biểu đạt phổ biến trong tục ngữ Anh – Việt về lời ăn tiếng nói nhằm làm sáng tỏ nét đặc trưng riêng của mỗi cộng đồng dân tộc trong chiều sâu văn hóa.
4219 Cấu trúc thông tin và biến thể cú pháp của câu tiếng Việt / PGS. TS. Nguyễn Hồng Cổn // Ngôn ngữ & đời sống, Số 4 (174)/2010 .- 2010 .- Tr.1-6 .- 400
Trình bày mối quan hệ giữa cấu trúc thông tin và hình thức của câu, thể hiện qua các biến thể cú pháp. Nội dung bài viết bao gồm hai phần: 1. Về khái niệm cấu trúc thông tin; 2. Vai trò của cấu trúc thông tin đối với biến thể cú pháp của câu.
4220 Định tố tính từ tiếng Việt xét trên bình diện cấu trúc / TS. Nguyễn Thị Nhung // Ngôn ngữ & đời sống, Số 4 (174)/2010 .- 2010 .- Tr. 12-16 .- 400
Trình bày một số vấn đề về phương diện cấu trúc của định tố tính từ, đó là các vấn đề vị trí, số lượng, cấu tạo, các dạng biểu hiện của đinh tố tính từ trong danh ngữ tiếng Việt.