CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
4181 Hành trình đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại / Trần Hồng Phong // Kỷ yếu hội nghị khoa học (Kỷ niệm 17 năm thành lập Trường 11/1994 – 11/ 2011) .- 2011 .- Tr 325 - 231 .- 370
Triết lý giáo dục là gì? Việt
4182 Thế nào là đổi mới tư duy / Nguyễn Đình Chú // Kỷ yếu hội nghị khoa học (Kỷ niệm 17 năm thành lập Trường 11/1994 – 11/ 2011 .- 2011 .- Tr 11 - 21 .- 370.1
Trình bày cách hiểu thế nào là đổi mới tư duy? Nhân tố nào quyết định vai trò đổi mới tư duy? Và đề xuất những phương pháp đổi mới tư duy để phát triển đất nước hôm nay và mai sau.
4183 Phong trào đấu tranh của quân và dân ta tại quân cảng Đà Nẵng / Trần Xuân Hiệp // Kỷ yếu hội nghị khoa học (Kỷ niệm 17 năm thành lập Trường 11/1994 – 11/ 2011) .- 2011 .- Tr 293 - 299 .- 959.703 2
Đề cập đến quá trình xây dựng cũng như phong trào đấu tranh của công nhân và lực lượng vũ trang tại quân cảng Đà Nẵng thời kỳ 1954 – 1975
4184 So sánh tập tục treo bùa đào ngày tết của Trung Quốc đến tập tục trồng cây nêu ngày tết của Việt Nam / Đặng Thụy Liên // Kỷ yếu hội nghị khoa học (Kỷ niệm 17 năm thành lập Trường 11/1994 – 11/ 2011) .- 2011 .- Tr 300 - 307 .- 306
Giới thiệu hình tượng cây nêu ngày tết của người Việt
4185 Nghiên cứu giao văn hóa về sử dụng chiến lược lịch sự âm tính trong mời và từ chối lời mời của người Việt và người Mỹ / Dương Bạch Nhật // Kỷ yếu hội nghị khoa học (Kỷ niệm 17 năm thành lập Trường 11/1994 – 11/ 2011) .- 2011 .- Tr 325 - 231 .- 302.2
Mời và từ chối lời mời là một trong những hành động giao tiếp phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu về hành động mời mới chỉ tập trung vào bình diện trực tiếp – gián tiếp và cấu trúc ngôn ngữ chứ chưa đi sâu vào các chiến lược lịch sự âm tính và dương tính. Bài viết này làm sáng tỏ nét giao lưu văn hóa Việt – Mỹ trong việc sử dụng các chiến lược lịch sự âm tính khi mời và từ chối lời mời.
4186 Con người ưu tư trong thơ Nôm Đường luật / Hà Ngọc Hòa // Khoa học & Công nghệ .- 2011 .- No.1 11/2011 .- tr 24 - 29 .- 895.921
TRong thơ Nôm Đường luật, con người ưu tư thường xuất hiện khi lý tưởng, bổn phận của người trí thức bắt đầu chao đảo trước hiện thực đời sống. Hoài vọng về một triều đại, về những ngày tháng tốt đẹp đã qua và khao khát đổi thay khiến con người ưu tư trở nên cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời. Từ Nguyễn Trãi đến Tú Xương, con người ưu tư trong thơ Nôm Đường luật đã có những biểu hiện khác nhau, góp phần làm cho văn học trung đại Việt Nam trở nên sâu sắc và tinh tế trong việc phân tích, mổ xẻ các trạng thái tâm hồn con người.
4187 Trần Quý Cáp - Nhà nho yêu nước cùng những tư tưởng cách tân đầu thế kỷ xx / Nguyễn Thành Khánh // Khoa học & Công nghệ .- 2011 .- No.1 11/2011 .- tr30 - 36 .- 959.7
Phân tích hoạt động cứu nước và tư tưởng đổi mới của Trần Quý Cáp, tư tưởng và hành động đó đã tác động mạnh mẽ đến tầng lớp nhân dân và trí thức nho học tiến bộ Việt Nam trưởng thành từ đầu thế kỷ XX.
4188 Đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh dưới góc nhìn của người tuyển dụng / Đoàn Hồng Lê // Khoa học & Công nghệ .- 2011 .- No.1 11/2011 .- tr 37 - 44 .- 370.597
Phân tích thực trạng đào tạo BBA và nhất là những nguyên nhân yếu kém trong quá trình đào tạo BBA ở nước ta, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản về đổi mới chương trình đào tạo BBA nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.
4189 Những yêu cầu có tính nguyên tắc của chủ tịch Hồ Chí Minh về giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc / Ngô Văn Minh // Khoa học & Công nghệ .- 2011 .- No.1 11/2011 .- tr 45 - 49 .- 335.527 1
Qua nghiên cứu những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, tác giả bài viết rút ra những yêu cầu có tính nguyên tắc của Người về giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Đồng thời vận dụng tư tưởng của Người để giải quyết các mối quan hệ nảy sinh trong xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.
4190 Văn học kháng chiến Nam Trung Bộ 1945 - 1954, một giai đoạn cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu / Bùi Công Minh // Khoc học & Côn nghệ .- 2011 .- tr 63 - 65 .- 895.922
Trên cơ sở những nguồn tư liệu bước đầu có liên quan đến giai đoạn văn học kháng chiến chống thực dân pháp 1945 -1954 ở Nam Trung Bộ, tác giả bài báo phân tích và khẳng định đây là một vùng văn học có nhiều nét đặc sắc trong điều kiện chiến tranh, biểu hiện trên các phương diện: không khí sinh hoạt văn hóa tinh thần, đời sống văn học, tổ chức và đội ngũ văn nghệ sĩ, những thành tựu đã đạt được. Từ những phân tích nói trên, tác giả đặt vấn đề tiếp tục đi sâu nghiên cứu về giai đoạn văn học này, ghi nhận những đóng góp của nó vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc đồng thời góp phần hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về văn học kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.