Mộng - Ảo và khát vọng hạnh phúc lứa đôi trong Tiễn đăng tân thoại, Kim ngao tân thoại, Truyền kỳ mạn lục và Vũ nguyệt vật ngữ
Tác giả: TS. Nguyễn Thị Mai Liên
Số trang:
Tr. 33-42.
Tên tạp chí:
Nghiên cứu Đông Bắc Á
Số phát hành:
Số 1 (155)/2014
Kiểu tài liệu:
Tạp chí trong nước
Nơi lưu trữ:
03 Quang Trung
Mã phân loại:
800
Ngôn ngữ:
Tiếng Việt
Từ khóa:
Mộng-ảo, truyền kỳ, khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
Tóm tắt:
Tiễn đăng tân thoại, Kim ngao tân thoại, Truyền kỳ mạn lục và Vũ nguyệt vật ngữ là bốn tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng của Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản ra đời trong khoảng thế kỷ XIV, XV, XVI, XVIII khi chế độ phong kiến ở các quốc gia này bước qua đỉnh cao của ngọn triều vinh quang. Bốn nhà văn Cù Hựu (1341-1427), Kim Thời Tập (1435-1493), Nguyễn Dữ (?-?), Ueda Akinari (1734-1809) đã tiếp biến các truyện lạ lưu truyền trong dân gian, các truyện chí quái,…biến chúng thành những kiệt tác. Bài viết tập trung so sánh phương thức mộng - ảo được sử dụng để nói lên khát vọng hạnh phúc lứa đôi bình dị trong đời thực của cả bốn tác phẩm, nguyên nhân dẫn đến dự tương đồng từ góc độ xã hội, tư tưởng tôn giáo.
Tạp chí liên quan
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản
- Biểu thức ngôn ngữ so sánh và hành động tái hiện để tả người
- Ngôn ngữ trong thơ Trần Hùng (qua tập Mắt mắt khuya từng đàn)