CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
4161 Xây dựng và đánh giá đề cương môn học / Nguyễn Quốc Chính // Hội nghị CDIO toàn quốc 2012 .- 2012 .- Số tháng 8/2012 .- Tr. 238-246. .- 370

Mô tả tầm quan trọng của đề cương môn học, cấu trúc của đề cương môn học, cách xây dựng các hợp phần của đề cương môn học, cách đánh giá chất lượng đề cương môn học.Thông qua đó giúp xây dựng được những đề cương môn học có chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong trường đại học.

4162 Các hoạt động hỗ trợ gắn kết với doanh nghiệp trong quá trình triển khai CDIO / Lê Hoài Bắc, Hồ Thị Thanh Tuyến, Lâm Quang Vũ // Hội nghị CDIO toàn quốc 2012 .- 2012 .- Số tháng 8/2012 .- Tr. 247-263. .- 370

Bài báo giới thiệu các hoạt động gắn kết quá trình đào tạo với doanh nghiệp, cũng như các hoạt động học thuật khác nhằm hỗ trợ cho sinh viên tìm hiểu về nghề nghiệp, các xu hướng kỹ thuật và công nghệ mới hiện tại cũng như tương lai. Đồng thời rèn luyện các kỹ năng CDIO cho sinh viên qua các hoạt động ngoại khóa.

4163 Đề xuất khung chuẩn đầu ra theo cấu trúc đề cương CDIO cho một số nhóm ngành đào tạo trình độ đại học của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh / Đoàn Thị Minh Trinh, Đoàn Ngọc Khiêm // Hội nghị CDIO toàn quốc 2012 .- 2012 .- Số tháng 8/2012 .- .- 370

Trình bày việc khái quát hóa, tiếp nhận, và áp dụng thích ứng Đề cương CDIO đề đề xuất những khung chuẩn đầu ra cho một số nhóm ngành đào tạo trình độ đại học của ĐHQG-HCM. Cụ thể: Vai trò của Đề cương CDIO đối với giáo dục; Đề cương CDIO và khung chuẩn đầu ra khái quát đề xuất cho chương trình đào tạo; tiếp nhận đề cương CDIO v.2 là khung chuẩn đầu ra cho nhóm ngành kỹ thuật trên cơ sở so sánh nội dung chuẩn đầu ra giữa đề cương CDIO và các tiêu chuẩn kiểm định, và định hướng nghề nghiệp kỹ sư; Áp dụng thích ứng Đề cương CDIO và các tiêu chuẩn kiểm định, và định hướng nghề nghiệp kỹ sư; áp dụng thích ứng Đề cương cho các ngành đào tạo khác nhau; những khung chuẩn đầu ra đề xuất cho một số nhóm ngành đào tạo.

4164 Xây dựng chuẩn đầu ra dưới góc nhìn đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Lạc Hồng / Nguyễn Ngọc Phương Thanh // Hội nghị CDIO toàn quốc 2012 .- 2012 .- Số tháng 8/2012 .- Tr. 302-312. .- 370

Giới thiệu cách thức xây dựng chuẩn đầu ra dưới góc nhìn đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực cho xã hội của Trường Đại học Lạc Hồng – một trường thuộc khối các Trường Đại học ngoài công lập.

4165 Chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở bậc đại học – đáp ứng nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước / Phan Quốc Huy // Hội nghị CDIO toàn quốc 2012 .- 2012 .- Số tháng 8/2012 .- Tr. 313-316. .- 370

Quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ buộc sinh viên phải chủ động, thích ứng với cách học mới, không thụ động vào lịch học cố định được áp đặt từ các cơ sở đào tạo. Một hình thức đào tạo mới buộc người học phải nhanh chóng đặt ra cho mình một sự lựa chọn linh hoạt trong toàn bộ chương trình. Bài tham luận này đề ra một số vấn đề cần lưu tâm khi chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ ở bậc đại học, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4166 Chính sách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị / PGS. TS. Lê Quốc Hội // Kinh tế & phát triển .- 2012 .- Số 181/2012 .- Tr. 70-76. .- 370

Trình bày vai trò của chính sách giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính sách xã hội, thực trạng chính sách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, kết quả chính sách  giáo dục và đào tạo, định hướng giáo dục và đào tạo trong những năm tới.

4167 Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân / PGS. TS. Hoàng Văn Hoa // Kinh tế & phát triển .- 2012 .- Số 171/201 .- Tr. 77-81. .- 370

Phân tích thực trạng các chương trình đào tạo quốc tế và đề xuất một số phương pháp về mô hình tăng cường phối hợp về tổ chức và quản lý giữa các chương trình liên kết đào tạo quốc tế và các chương trình có yếu tố quốc tế ở bậc đại học nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà trường, thúc đẩy phát triển bền vững các chương trình này.

4168 Thực trạng tự chủ tại các trường đại học công lập Việt Nam trong những năm gần đây: Một nghiên cứu thực chứng / TS. Phm Thị Thanh Hồng, TS. Nguyễn Danh Nguyên // Kinh tế & phát triển .- 2012 .- Số 180/2012 .- Tr. 107-112. .- 370

Giới thiệu kết quả khảo sát các cán bộ chủ chốt tại 20 trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Bài báo gồm 3 phần chính: 1) Một số khái niệm về tự chủ đại học và các tiêu chí đánh giá tự chủ đại học. 2) Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. 3) Kết quả khảo sát về thực trạng tự chủ đại học tại các trường công lập Việt Nam.

4169 Một số vấn đề ngôn ngữ văn chương từ góc nhìn tín hiệu thẩm mỹ / TS. Trương Thị Nhàn // Nghiên cứu văn học .- 2012 .- Số 4/2012 .- Tr. 17-33. .- 810

Hệ thống hóa và bổ sung một số vấn đề lý luận liên quan đến việc nghiên cứu tín hiệu thầm mỹ và là một bước nhằm cụ thể hóa hướng nghiên cứu văn chương dựa vào ngôn ngữ tín hiệu thẩm mỹ.

4170 Một vài hệ luận ngữ nghĩa học tổng quát của tiếng Việt liên hệ với khái niệm Tiếng / GS. TS. Lê Quang Thiêm // Ngôn ngữ & đời sống .- 2012 .- Số 4 (198)/2012 .- Tr. 1-6. .- 400

Tiếng là hình vị của ngữ pháp tiếng Việt cũng như Việt ngữ học. Quan điểm lấy Tiếng làm đơn vị cơ sở của ngữ pháp Việt ngữ có thể coi là một đột phá quan trọng. Hệ luận của quan điểm này về mặt tri thức cũng như phương pháp nghiên cứu không chỉ có tầm tác động lớn đến ngữ pháp học, mà cho cả ngữ nghĩa học và nhiều phạm vi liên hệ khác của Việt ngữ học mà giới nghiên cứu, giảng dạy cần xem xét vận dụng. Bài viết này nêu lên một vài hệ luận ngữ nghĩa học tổng quát của tiếng Việt trong liên hệ với khái niệm Tiếng.