CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1281 Các bản dịch thần khúc và tiếp nhận thần khúc ở Việt Nam / Trần Hồng Hạnh // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 10(596) .- Tr. 26-33 .- 800.01
Khái lược một số nét về cuộc đời Dante và tác phẩm Thần khúc của ông, đồng thời đề cập và phân tích một nét về các bản dịch thần khúc ra tiếng Việt.
1282 Bản dịch tiếng Việt tác phẩm thần khúc (cuốn địa ngục) của Dante Alighieri / Antonio Alessandro // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 10(596) .- Tr. 3-6 .- 800.01
Tìm hiểu và đánh giá vị trí của Dante. Phân tích vai trò của Thần khúc cũng như ý nghĩa của việc tái bản cuốn Địa ngục.
1283 Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết “những cảnh đời tỉnh lẻ” của John Maxwell Coetzee / Phạm Tuấn Anh, Trần Minh Trâm // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 126-132 .- 800.01
Phân tích các giọng điệu chính trong tiểu thuyết “những cảnh đời tỉnh lẻ” giọng điệu khách quan, trung tính, giọng điệu hoài nghi, châm biếm và giọng điệu suy ngẫm, triết lý. Từ đó, góp phần đánh giá toàn diện về nghệ thuật đan cài các giọng điệu trong tiểu thuyết Coetzee, chỉ rõ những đóng góp của ông trong nền văn học hậu hiện đại thế giới.
1284 Chuyện phi them của người Thái (Tây Bắc) Việt Nam / Phạm Đặng Xuân Hương // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Tr. 74-87 .- 800.01
Nghiên cứu nội dung và chức năng của thần thoại dân tộc Thái (Tây Bắc) Việt Nam, dưới một cái tên của chính người bản địa là “chuyện Phi Then”.
1285 Ngụ ngôn như một phương thức biểu đạt – nghiên cứu trường hợp Quốc văn giáo khoa thư / Nguyễn Việt Hùng // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 9(595) .- Tr. 64-73 .- 800.01
Nghiên cứu văn bản Quốc văn giáo khoa thư để thấy được khuynh hướng sử dụng truyện ngụ ngôn và các hình thức văn bản khác để phục vụ mục đích giáo huấn đạo đức, giáo dục nếp sống văn minh, hướng thiện. Từ đó, tác giả chỉ ra tính linh hoạt, mở rộng của ngụ ngôn với các loại hình văn bản khác, để đi đến đề nghị xem ngụ ngôn như một phương thức biểu đạt hơn là một thể loại văn học.
1286 Sưu tầm và cải biên truyện cổ tại Việt Nam từ năm 1945 đến 1986: Trường hợp viết lại Tây qua truyện (truyện dưa hấu) / Nguyễn Thanh Tùng, Trịnh Thùy Dương // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 9(595) .- Tr. 35-50 .- 800.01
Phân tích và chỉ ra những đặc điểm của hoạt động sưu tầm, cải biên truyện cổ tại Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1986 cúng như những yếu tố chính trị - xã hội – văn hóa tác dộng tới các đặc điểm, xu hướng đó.
1287 Di sản thơ văn trung đại Việt Nam trong công trình nghiên cứu của tác giả Miền Nam 1955-1975 / Trần Thị Hoa Lê // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 9(595) .- Tr. 21-34 .- 800.01
Khảo sát, mô tả, phác thảo một số khuynh hướng nghiên cứu văn học cổ trung đại và chọn giới thiệu một số nhà nghiên cứu tiêu biểu của văn học miền Nam giai đoạn 1955-1975.
1288 Ngọa dụ trong tục ngữ, ca dao / Nguyễn Văn Nở // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 3-10 .- 400
Trong tục ngữ, ca dao, ngọa dụ được sử dụng với nhiều mục đích và nội dung biểu đạt khác nhau như : thể hiện quan niệm về đời sống tinh thần, biểu lộ tình cảm, và hài hước, đùa vui. Qua biện pháp ngoa dụ trong tục ngữ, ca dao ta thấy được cách nói năng cũng như tư duy liên tưởng và phần nào dấu ấn văn hóa – dân tộc của người Việt.
1289 Ẩn dụ ý niệm “cuộc đời là thực phẩm” trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt / Nguyễn Thị Bích Hạnh, Nguyễn Văn Chính // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 11-22 .- 400
Bài viết áp dụng khung lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận vào khối liệu thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt để tìm ra được các biểu thức ẩn dụ ý niệm “cuộc đời là thực phẩm” và các ẩn dụ bậc dưới của ý niệm này, từ đó chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa bộ ba ngôn ngữ - văn hóa – tư duy được thể hiện qua các biểu thức ý niệm.
1290 Ẩn dụ ý niệm “tình yêu là cuộc hành trình” trong ca dao Nam Trung Bộ / Đào Duy Tùng, Trần Văn Thịnh, Đoàn Thị Phương Lam // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 23-30 .- 800.01
Phân tích ẩn dụ ý niệm “tình yêu là cuộc hành trình (trên cạn, trên sông nước), qua cứ liệu ca dao Nam Trung Bộ. Ngoài thuộc tính phổ quát, ẩn dụ này còn mang những đặc trưng của ca dao Nam Trung Bộ. Do đó, bên cạnh việc cung cấp, khẳng định giá trị văn hóa của cứ liệu, bài viết còn lý giải cách mà người Việt Nam Trung Bộ nhận thức và sống bằng ẩn dụ này như thế nào.