CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1261 Chính sách đối ngoại của Indonesia thời kỳ tổng thống Joka Widodo / Hoàng Thị Giang // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 9(259) .- Tr. 46-55 .- 327

Tìm hiểu bối cảnh ra đời, nội dung, đặc điểm của chính sách đối ngoại của Indonesia dưới thời Tổng thống Jokowi. Phân tích kết quả triển khai chính sách đối ngoại của Indonesia thời kỳ cầm quyền của ông Jokowi.

1262 Cơ hội thách thức của xuất khẩu dệt may Việt Nam trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới / Chu Trọng Trí // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 9(259) .- Tr. 74-81 .- 327

Khái quát thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam, phân tích các thuận lợi và khó khan của hoạt động xuất khẩu dệt may, từ đó đưa ra một số nhận định và đánh giá về triển vọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn tới.

1263 Thế giới hậu Covid-19 : cách để Sri Lanka có thể trở thành Dubai của Nam Á / Ganeshan Wignaraja // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 9(106) .- Tr. 1-6 .- 327

Nêu lên những mục tiêu của Sri Lanka để thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ trọng tâm và CPC, thực trạng FDI ở Dubai và Sri Lanka, và đưa ra hướng đi để CPC trở thành nhân tố thay đổi đối với sự phát triển kinh tế của Sri Lanka, đồng thời đánh giá triển vọng của mối quan hệ kinh tế bền chặt Sri Lanka – Việt Nam.

1264 Chính sách đối ngoại của Sri Lanka và triển vọng quan hệ Việt Nam – Sri Lanka / Trần Ngọc Diễm // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 9(106) .- Tr. 7-13 .- 327

Phân tích yếu tố địa lý và lịch sử phát triển chính sách đối ngoại không liên kết qua các giai đoạn. Từ đó đưa ra những triển vọng phát triển quan hệ song phương Việt Nam – Sri Lanka.

1265 Hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa / Chử Bích Thu // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 10(242) .- Tr. 58-68 .- 327

Đánh giá những điểm nổi bật trong hợp tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa giữa Việt Nam và Tring Quốc kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay.

1266 Quan hệ chính trị - an ninh giữa Trung Quốc và Hàn Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Phan Thị Diễm Huyền // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 10(242) .- Tr. 69-80 .- 327

Phân tích những diễn biến mới trong quan hệ chính trị - an ninh giữa Trung Quốc và Hàn Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19, từ đó đánh giá triển vọng mối quan hệ này.

1267 Hồng Đức Quốc âm Thi tập và công tác nghiên cứu văn bản học / Trần Thị Gáng Hoa // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 8(594) .- Tr. 3-14 .- 800.01

Nghiên cứu các tiêu chí quyền tác giả, lịch sử, ngôn ngữ, đặc điểm của thể loại văn học, góp phần sang tỏ hơn vấn đề văn bản học của tác phẩm, giúp các nhà nghiên cứu có nhận định xác đáng hơn về thơ Nôm thế kỷ XV nói chung và thơ Nôm của vua Lê Thánh Tông nói riêng.

1268 Tìm hiểu hiện tượng Quốc phong ca dao cổ Việt Nam : khảo cứu từ tư liệu Hán Nôn / Đỗ Thị Bích Tuyền // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 8(594) .- Tr. 15-29 .- 800.01

Bài viết cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về ý thức, thái độ của nhà nho Việt Nam thời trung cận đại với vấn đề gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc và nâng tầm văn học truyền miệng (văn học dân gian) trên văn đàn.

1269 Bước đầu nghiên cứu truyện thơ nôm Tày Đính Chi / Trần Thị Thu Hường // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 8(594) .- Tr. 30-38 .- 800.01

Khảo sát đặc điểm văn bản truyện Đính Chi viết bằng chữ Nôm Tày, tìm hiểu những giá trị nổi bật của tác phẩm, như : tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, sự hòa hợp của yếu tố tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật mang nét riêng của dân tộc Tày vùng cao… góp phần khẳng định giá trị của truyện Đính Chi nói riêng và di sản văn học thành văn của dân tộc Tày trong kho tàng văn học trung đại nói chung.

1270 Cảm quan “con người vũ trụ” trong văn chương Tản Đà / Lê Thanh Sơn // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 8(594) .- Tr. 39-46 .- 800.01

Phân tích, nhận diện hình ảnh của “con người vũ trụ” và kiến giải những biểu hiện cốt lõi của nó trong văn chương Tản Đà. Đồng thời, thông qua quá trình phân tích này, tác giả bài viết cũng khẳng định them những khuôn diện độc đáo trong phong cách nghệ thuật và nét đẹp văn hóa nơi văn chương Tản Đà.