CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giáo dục
41 Nghiên cứu mô hình quản lý tài nguyên giáo dục mở trên thế giới và vấn đề đặt ra với Việt Nam / Đào Thiện Quốc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 713 .- Tr.27 – 29 .- 658
Tài nguyên giáo dục mở đã, đang tạo ra cơ hội lớn cho giáo dục đại học Việt Nam, mà cụ thể là các trường học trong việc tiếp cận đến nguồn học liệu có chất lượng với chi phí thấp để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc xây dựng tài nguyên giáo dục phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan với vấn đề pháp lý, chính sách, tài chính, công nghệ, phát triển nội dung và sự hợp tác giữa các bên. Bài viết nghiên cứu mô hình quản lý Tài nguyên giáo dục mở trên thế giới, từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển mô hình này tại Việt Nam.
42 Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ở một số quốc gia và những giá trị tham khảo với Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 21-28 .- 340
Giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Giáo dục pháp luật là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào đời sống xã hội, bởi pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trò quản lí xã hội khi con người hiểu biết pháp luật. Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt là trường phổ thông có tầm quan bọng chiến lược, góp phần trang bị cho học sinh hành trang vững chắc để bước vào ngưỡng cửa trở thành người công dân của đất nước, đồng thời là một trong những con đường để hình thành, phát triển nhân cách cho các em. Do đó, giáo dục pháp luật phải trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục chung của bất kì một quốc gia nào. Tuy vậy, ở nước ta, việc giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông chưa thực sự hiệu quả. Điều này dẫn tới nhận thức pháp luật của học sinh đa phần còn hạn chế, tỉ lệ học sinh trong lứa tuổi trung học phổ thông vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra. Bài viết này trình bày và phân tích kinh nghiệm về GDPL cho học sinh phổ thông của một số nước trên thế giới và gợi mở một số giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo để nâng cao hiệu quả của công tác GDPL cho học sinh trung học phổ thông ở nước ta trong thời gian tới.
43 Giáo dục pháp luật trong quân đội của một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo trong Quân đội nhân dân Việt Nam / Nguyễn Văn Vi // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 30-33 .- 340
Trong xu thế hội nhập, quân đội càng ngày càng tham gia vào nhiều hoạt động quân sự quốc tế. Việc tìm hiểu cách thức giáo dục pháp Luật của quân đội một số nước trên thế nhằm tham khảo những cách làm hay, có hiệu quả là cần thiết đối với hoạt động giáo dục pháp luật trong quân đội hiện nay. Bài viết nghiên cứu phương pháp giáo dục pháp luật trong quân đội của một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
44 Tư tưởng giáo dục của Minh Mệnh / Phan Thị Thu Thúy // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 61-64 .- 370
Vua Minh Mệnh là người có những tư tưởng sâu sắc về vai trò và nội dung của giáo dục. Tư tưởng giáo dục vủa Minh Mệnh được hình thành dựa trên việc kế thừa quan điểm giáo dục Nho giáo và được mở rộng, phát triển tạo ên dấu ấn đặc sắc riêng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Những tư tưởng về giáo dục của ông không chỉ có giá trị về mặt lí luận và thực tiễn đối với xã hội đương thời, mà còn có ảnh hưởng nhất định đến sự nghiệp giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay.
45 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vân dụng ở Việt Nam hiện nay / Hoàng Thị Ngọc Minh // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 56 - 62 .- 150
Khai thác giá trị thực tiễn của Hồ Chí Minh về giáo dục và ứng dụng vào hoạt động tự học, tư nghiên cứu của học sinh - sinh viên Việt Nam hiện nay. Nâng cao năng lực tự học trong giáo dục, đào tạo theo tấm gương tự học của Hồ Chí Minh.
46 Thực trạng và định hướng về giáo dục tài chính tại Việt Nam / Hà Thị Sáu, Vũ Mai Chi // Ngân hàng .- 2019 .- Số 16 .- Tr. 7-13 .- 332.1
Trình bày giáo dục tài chính và sự cần thiết của giáo dục tài chính tại Việt Nam; thực trạng về giáo dục tài chính tại Việt Nam; định hướng về giáo dục tài chính tại Việt Nam.
47 Tinh thần đại học Đức và vài điều gợi mở cho Việt Nam qua mô hình Gottingen / Chu Hồng Thanh // .- 2019 .- Số 1+2(718-719) .- Tr.38-40 .- 370
Trình bày đóng góp to lớn của tinh thần đại học Đức không chỉ cho nước Đức mà còn cho cả thế giới. trong điều kiện chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, Việt Nam cần học tập để cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học và xây dựng một số trường đại học tiên tiến – nơi có thể thực hiện sứ mệnh tiên phong để đưa quốc gia phát triển ở một tầm cao và tiến lên những nấc thang quan trọng.
48 Giáo dục đại học “xuyên biên giới”: Trường hợp của Australia, Singapore và gợi ý cho Việt Nam / Hồ Vũ Khuê Ngọc // .- 2019 .- Số 1+2(718-719) .- Tr.35-37 .- 371.018
Phân tích mô hình thành công của Australia và Singapore về giáo dục đại học (GDĐH) không biên giới, gợi ý một vài hướng đi với mong muốn GDĐH của nước ta sẽ có bước chuyển mạnh mẽ để trong thời gian tới trở thành một lĩnh vực kinh tế đáng kể, thông qua đó, có thể đa dạng mô hình hoạt động trong “sân chơi” toàn cầu.
49 Tư tưởng Phan Bội Châu về vai trò của giáo dục / Nguyễn Văn Hòa // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Tr. 50 - 58 .- Tr. 50 - 58 .- 370
Tập trung phân tích tư tưởng Phan Bội Châu về vai trò của giáo dục.
50 Giáo dục lý luận Mác – Lênin trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Thanh Phúc // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 5 .- Tr.59 – 70 .- 370
Đề cập đến giáo dục tư duy lý luận, giáo dục đạo đức và giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.