CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Giáo dục
61 Một số vấn đề quản trị trong huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục và y tế / Nguyễn Văn Thắng // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 218 tháng 8 .- Tr. 11-19 .- 658.3
Bài viết dựa trên số liệu thống kê và nghiên cứu tình huống ở ba địa phương. Kết quả cho thấy các cơ sở tư nhân chưa thực sự phát triển, còn các hình thức xã hội hóa trong đơn vị công lập đã và đang tạo nên xung đột lợi ích, làm giảm tính minh bạch và công bằng trong cung cấp dịch vụ. Bài viết đưa ra một số kiến nghị chính sách cho việc huy động nguồn lực xã hội.
62 Quá trình “Văn minh hóa giáo dục” ở Nhật Bản nửa cuối thế kỷ XIX – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / ThS. Lê Tùng Lâm, ThS. Lê Hắc Tùng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 4 (158)/2014 .- Tr. 54-63. .- 327
Khái quát quá trình văn minh hóa ở Nhật Bản thế kỉ XIX: những hệ quả “văn minh hóa” thời kì Tokugawa, hệ quả của quá trình “văn minh hóa” thời Minh Trị. Tác động của quá trình văn minh hóa đến nền giáo dục Nhật Bản. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
63 Triển vọng gia tăng lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản / ThS. Phan Cao Nhật Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (157)/2014 .- Tr. 32-37. .- 327
Trong những năm trở lại đây, số lượng lưu học sinh tại Nhật Bản gia tăng mạnh mẽ do chính sách thu hút học sinh, sinh viên nước ngoài của Nhật Bản. Điều đáng chú ý là số lượng lưu học sinh Việt nam tại Nhật Bản tuy còn khiêm tốn nhưng đang có xu hướng ngày một gia tăng. Bài viết sẽ tìm hiểu thực tế này và đánh giá triển vọng gia tăng lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản trong những năm tới.
64 Xuất nhập khẩu giáo dục đại học: Quan điểm, xu thế và giải pháp cho giáo dục đại học Việt Nam / TS. Lê Phước Minh // Ngân hàng, Số 10 tháng 5/2010 .- 2010 .- Tr. 7-11 .- 370
Trình bày bối cảnh, khoảng cách giữa nhận thức và hành động của xuất nhập khẩu giáo dục đại học; Ai sẽ làm chủ được thị trường xuất khẩu giáo dục đại học; Việt Nam sẽ hướng đến xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học hay là tiếp tục xuất khẩu lao động và chất xám như hiện nay?
65 Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên thông qua giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị / ThS. Vũ Thanh Bình // Dạy và học ngày nay, Số 11/2009 .- 2009 .- Tr. 45-47 .- 335.5
Bài báo đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên thông qua việc giảng dạy, học tập các môn Lý luận chính trị trong giai đoạn mới, cùng với nhiều giải pháp đồng bộ, phối hợp giữa các cấp các ngành và đoàn thể.
66 Đổi mới toàn diện và triệt để hệ thống giáo dục / Nguyễn Hữu Chí // Đầu tư, Sô 105 (1996)/2009 .- 2009 .- Tr. 27 - 28 .- 370
Để có một nền giáo dục tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất thiết là phải tiến hành một cuộc cải cách mới, đủ sức đổi mới toàn diện và triệt để hệ thống giáo duc. Bài viết giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn.
67 Một số ý kiến về chia sẽ chi phí nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững và công bằng trong giáo dục đại học / Lê Phước Minh // .- 2005 .- tr. 16 - 20 .-
Bao gồm những nội dung sau: Hiệu quả của đầu tư cho giáo dục đại học; Chia sẻ chi phí và sự công bằng; Một số ý kiến về chia sẽ chi phí nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững và công bằng về cơ hội nhập học trong giáo dục đại học.
68 Thu hoạch sau chuyến đi / Trương Điện Thắng // .- 2005 .- .-
Nội dung cuộc trao đổi với Thầy Lê Công Cơ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học dân lập Duy Tân (Đà Nẵng), trong chuyến đi hai tháng ở 11 trường đại học ở Mỹ nhằm học tập kinh nghiệm.
69 5 trở ngại thường gặp khi học ngoại ngữ / Nguyễn Chí Thuận // .- 2005 .- tr. 10 .-
Phân tích 5 trở ngại thường gặp khi học ngoại ngữ: Tư tưởng "cả thèm chóng chán". ngại nói, mặc cảm về tuổi tác, mặc cảm về ngữ điệu của mình, sốt ruột vì không thấy mình tiến bộ.