CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giáo dục

  • Duyệt theo:
51 Huy động nguồn lực tài chính phát triển giáo dục nghề nghiệp công lập ở Việt Nam / ThS. Trần Thế Lữ // Tài chính - Kỳ 1 .- 2018 .- Số 668 .- Tr. 45-47 .- 332.1

Trình bày chất lượng giáo dục với yêu cầu phát triển và hội nhập; Giải pháp huy động nguồn lực tài chính phát triển giáo dục nghề nghiệp công lập ở Việt Nam.

52 Phân luồng giáo dục tại Singapore và Hàn Quốc - Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Việt Dũng, Nguyễn Thị Kim Cúc, Nguyễn Xuân Mỹ Hiền // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 2 (114) .- Tr. 22-28 .- 340

Tập trung đưa ra đánh giá tác động của chính sách phân luồng giáo dục thông qua nghiên cứu mô hình phân luồng giáo dục tại Hàn Quốc và Singapore, hai quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, qua đó đề xuất một số ý kiến đóng góp cho việc phát triển chính sách pháp luật trong giáo dục tại Việt Nam.

53 Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi trên cơ sở hướng dẫn của Liên hợp quốc về tư pháp phục hồi / Lê Huỳnh Tấn Duy // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 6 (109) .- Tr. 37-43 .- 340

Phân tích những hướng dẫn của Liên hợp quốc về tư pháp phục hồi; đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi và đề xuất một số kiến nghị.

54 Nâng cao năng lực tự học của sinh viên đáp ứng theo yêu cầu đầu ra theo đề án NNQG 2020 / Đinh Thị Luyện // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 495 tháng 6 .- Tr.78-82 .- 370.1

Việc nâng cao và hoàn thiện năng lực ngoại ngưc của sinh viên chịu các yếu tố tác động từ phía cá nhân và nhà trường. Sinh viên cần có nhận thức đúng về mục tiêu học tập, động cơ và năng lực tự hpcj và việc đạt chuẩn cần được thúc đẩy nằng một chương trình đào tạo có các chuẩn đầu ra được hoạch địn rõ, bằng hiệu quản giảng dạy trên lớp của một đội ngũ giảng viên giỏi, có kinh nghiệm và biết đánh giá hiệu quả giảng dạy. Bài viết này sẽ phân tích các yếu tố tác động trên và đề xuất các biện pháp đơn vị đào tạo có thể áp dụng để thúc đẩy sinh viên tự học và nâng cao và hoàn thiện năng lực ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra.

55 Quan hệ của tộc người với quốc gia – dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục / Lê Minh Anh, Phạm Thị Thu Hà // Dân tộc học .- 2016 .- Số 6 (198) .- Tr. 31 – 39 .- 370

Giới thiệu vài nét về giáo dục của các dân tộc thiểu số trước năm 1986; chính sách dạy ngôn ngữ cho học sinh dân tộc thiểu số; chính sách cho giáo viên, học sinh ở vùng dân tộc thiểu số; sự phát triển giáo dục của các dân tộc thiểu số qua một số ví dụ tại hai tỉnh Hà Giang và Trà Vinh.  

56 Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi đối với Nhật Bản thời cận đại / Nguyễn Minh Nguyên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 8/2015 .- Tr. 60-67 .- 370

Fukuzawa Yukichi nhà cải cách có đóng góp to lớn đối với Nhật Bản cận đại. Trong bối cảnh biến động đầu thời kỳ Minh Trị ông nhận ra rằng chỉ có nền giáo dục thưc học mới giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Ảnh hưởng từ nền khoa học tiên tiến của phương Tây, ông đã thực hiện nhiều hoạt động thực tiễn về giáo dục, từ đó giúp chính quyền Minh Trị xây dựng nền giáo dục hiện đại làm tiền đề Nhật Bản phát triển đến ngày nay. Đây cũng là bài học kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước.

57 Một số vấn đề quản trị trong huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục và y tế / Nguyễn Văn Thắng // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 218 tháng 8 .- Tr. 11-19 .- 658.3

Bài viết dựa trên số liệu thống kê và nghiên cứu tình huống ở ba địa phương. Kết quả cho thấy các cơ sở tư nhân chưa thực sự phát triển, còn các hình thức xã hội hóa trong đơn vị công lập đã và đang tạo nên xung đột lợi ích, làm giảm tính minh bạch và công bằng trong cung cấp dịch vụ. Bài viết đưa ra một số kiến nghị chính sách cho việc huy động nguồn lực xã hội.

58 Quá trình “Văn minh hóa giáo dục” ở Nhật Bản nửa cuối thế kỷ XIX – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / ThS. Lê Tùng Lâm, ThS. Lê Hắc Tùng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 4 (158)/2014 .- Tr. 54-63. .- 327

Khái quát quá trình văn minh hóa ở Nhật Bản thế kỉ XIX: những hệ quả “văn minh hóa” thời kì Tokugawa, hệ quả của quá trình “văn minh hóa” thời Minh Trị. Tác động của quá trình văn minh hóa đến nền giáo dục Nhật Bản. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

59 Triển vọng gia tăng lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản / ThS. Phan Cao Nhật Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 3 (157)/2014 .- Tr. 32-37. .- 327

Trong những năm trở lại đây, số lượng lưu học sinh tại Nhật Bản gia tăng mạnh mẽ do chính sách thu hút học sinh, sinh viên nước ngoài của Nhật Bản. Điều đáng chú ý là số lượng lưu học sinh Việt nam tại Nhật Bản tuy còn khiêm tốn nhưng đang có xu hướng ngày một gia tăng. Bài viết sẽ tìm hiểu thực tế này và đánh giá triển vọng gia tăng lưu học sinh Việt Nam ở Nhật Bản trong những năm tới.

60 Xuất nhập khẩu giáo dục đại học: Quan điểm, xu thế và giải pháp cho giáo dục đại học Việt Nam / TS. Lê Phước Minh // Ngân hàng, Số 10 tháng 5/2010 .- 2010 .- Tr. 7-11 .- 370

Trình bày bối cảnh, khoảng cách giữa nhận thức và hành động của xuất nhập khẩu giáo dục đại học; Ai sẽ làm chủ được thị trường xuất khẩu giáo dục đại học; Việt Nam sẽ hướng đến xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học hay là tiếp tục xuất khẩu lao động và chất xám như hiện nay?