CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giáo dục

  • Duyệt theo:
21 Giáo dục liêm chính, nhận thức liêm chính và đưa hối lộ ở thanh niên Việt Nam / Lê Quang Cảnh // .- 2022 .- Số 299 .- Tr. 44-53 .- 332.1

Bài viết này nghiên cứu tác động của giáo dục liêm chinh và nhận thức liêm chính tới đưa hối lộ của thanh niên dựa trên số liệu Khảo sát Liêm chính trong Thanh niên và Khảo sát Hiệu quả Quản trị Hành chính công Cấp tỉnh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy (i) thanh niên tham gia giáo dục liêm chính có nhận thức liêm chính tốt hơn gắn với xác suất đưa hối lộ cao hơn; (ii) thanh niên có ý định hành vi liêm chính có xác suất đưa hối lộ thấp hơn; (iii) tác động của giáo dục liêm chính tới xác suất đưa hối lộ của thanh niên giảm đi ở các tỉnh có chỉ số kiểm soát tham nhũng tốt hơn. Kết quả này ngụ ý rằng tồn tại khoảng cách từ giáo dục liêm chính, nhận thức liêm chính tới hành vi tham nhũng của thanh niên. Đồng thời, chúng cung cấp bằng chứng cho thiết kế chương trình giáo dục liêm chính và chính sách phòng chống tham nhũng trong thanh niên Việt Nam.

22 Vai trò của giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường Đại học trong cách mạng công nghiệp 4.0 / Trần Văn Lịch // .- 2022 .- Số 1 (50) .- Tr. 101-109 .- 378

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo nên những bước tiến vĩ đại trong lịch sử loài người với những thành tựu to lớn về khoa học. Đồng thời tác động mạnh mẽ mọi mặt đời sống xã hội, làm thay đổi nhiều vấn đề trong nhận thức.

23 Cần những năng lượng kỹ thuật số mới bổ sung cho giáo dục trực tuyến / Minh Thiện // .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 122-129 .- 370

Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn và khó khăn sâu sắc cho việc học toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ Đại học Monash, Úc chia sẻ suy nghĩ về bối cảnh giáo dục đang thay đổi và đề xuất của họ về cách giải quyết những vấn đề trên cũng như chia sẻ cách thức để dạy và học online trở nên hiệu quả hơn.

24 Ngoại giao giáo dục : một số vấn đề lý thuyết / Lê Quốc Bảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 3(112) .- Tr. 61-67 .- 327

Bài viết tiếp cận các khái niệm về ngoại giao giáo dục, đi sâu phân tích nội hàm của ngoại giao giáo dục. Qua đó, đưa ra một số gợi ý mở về phương thức tiếp cận ngoại giao giáo dục hiệu quả nói chung và áp dụng cho trường hợp của Việt Nam nói riêng.

25 Nghiên cứu sự hài lòng của người học về chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số / Nguyễn Thị Hằng, Phạm Minh Đạt, Đinh Hồng Linh // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 156 .- Tr. 95-104 .- 658

Nghiên cứu làm sáng tỏ sự đáp ứng của các trường đại học thông qua các nhóm tiêu chí được lựa chọn trong bối cảnh chuyển đổi số, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để thích nghi và vận hành được trong môi trường số. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng quản lý giáo dục tại các trường đại học. Đồng thời cũng đưa ra một số gợi ý giải pháp đối với các nhà quản lý, các trường đại học nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số trong giáo dục để hướng tới phát triển nền kinh tế số.

26 Công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục và ứng dụng tại trung tâm đào tạo từ xa – Đại học Thái Nguyên / Trà Giang // .- 2022 .- Số 251+252 .- Tr. 44-46 .- 004

Có thể nói Đại dịch Covid thúc đẩy mạnh mẽ hơn giáo dục số. Thực tế giáo dục số đã được triển khai ở nhiều nước tiên tiến hàng chục năm trước do các hoạt động giáo dục xuyên biên giới, nhu cầu học tập chủ động của nhiều người trong xã hội và những lợi ích mà phương pháp giáo dục này mang lại.

27 Thách thức trong thế giới biến đổi : các phân hiệu Đại học từ Hoa Kỳ / Daniel C.Kent // .- 2021 .- Số 104 .- Tr. 17-20 .- 378

Số lượng các phân hiệu quốc tế của Đại học Hoa Kỳ tăng nhanh trên khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây. Nhiều cơ sở đã thành công nhưng cũng không ít cơ sở đã thất bại. Mặc dù với nhiều nhà quản trị tổ chức, các phân hiệu này có vẻ hứa hẹn nhưng các nhà quản trị nên biết rằng họ có thể gặp vô số thách thức trong quá trình thành lập và tiếp tục những dự án mạo hiểm, đặc biệt trong bối cảnh chuyển dịch toàn cầu hiện nay.

28 Phát triển những phương pháp tiếp cận toàn hệ thống để giảng dạy xuất sắc / Paul Ashwin // .- 2021 .- Số 105 .- Tr. 10-13 .- 378

Có hai cách tiếp cận thúc đẩy giảng dạy xuất sắc toàn hệ thống: cách tiếp cận hình mẫu và lập bản đồ. Những phương pháp tiếp cận kiểu hình mẫu tập trung vào việc xác định những tường hợp giảng dạy xuất sắc cụ thể giảng viên hoặc tổ chức ở cấp quốc gia và đã được áp dụng ở một số nước. Phương pháp lập bản đồ tìm cách đánh giá công việc giảng dạy trên toàn bộ hệ thống có thể là phạm vi quốc gia hoặc quốc tế.

29 Thông tin và thị trường giáo dục Đại học / Janja Komljenovic // .- 2021 .- Số 105 .- Tr. 13-15 .- 378

Để thị trường hóa, giáo dục Đại học cần được nhà nước hỗ trợ và cần một khung pháp lý phù hợp. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ để thị trường hoạt động. Thị trường còn cần đến những tác nhân thị trường những người tính toán và hành xử phù hợp với logic kinh tế. Các phương tiện thị trường giúp biến sinh viên, nhân viên người sử dụng lao động và những người khác trở thành tác nhân như vậy. Bài viết đề cập đến những công cụ thông tin thị trường giúp ta tình toán về mặt kinh tế tổ chức những hoạt động được coi la có giá trị và xây dựng xã hội tương lai.

30 Tác động của Covid-19 đến giáo dục Đại học nhìn từ quan điểm công bằng / Jamil Salmi // Giáo dục Đại học Quốc tế .- 2021 .- Số 105 .- Tr. 4-7 .- 378

Những gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra ảnh hưởng đến mọi quốc gia cả giàu và nghèo, sinh viên từ những nhóm thiểu số phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Ở những quốc gia có Internet chưa phổ biến và băng thông thấp, cơ hội học tập trực tuyến bị hạn chế đáng kể. Các trường Cao đẳng Đại học và ở những quốc gia có thu nhập thấp chật vật triển khai những chương trình đào tạo từ xa có chất lượng do thiếu những học giả có kinh nghiệm và thiếu nguồn lực.