CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giáo dục

  • Duyệt theo:
1 Sức mạnh của công nghệ trong việc cải thiện giáo dục: Chuyển đổi từ truyền thống đến kỹ thuật số / Lâm Viết Dũng // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 144-150 .- 370

Bài báo nhấn mạnh vào các thách thức và cơ hội mà việc sử dụng công nghệ thông tin mang lại, cũng như những triển vọng và xu hướng của giáo dục kỹ thuật số trong tương lai. Bài viết đề cập đến các phương hướng để phát triển và áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trong thời gian tới, nhấn mạnh vào sự linh hoạt, cá nhân hóa và tương tác trong quá trình học tập. Cuối cùng, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc đầu tư và hợp tác trong việc xây dựng một tương lai giáo dục hiện đại và bền vững.

2 Thực trạng và định hướng nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục / Trịnh Thị Anh Hoa, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Lê Vân Dung, Phạm Thị Bích Đào, Trịnh Vân Hà // .- 2024 .- Tập 20 - Số 02 .- Tr. 1-7 .- 370

Bài viết phân tích thực trạng nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục trong 10 năm qua, đánh giá những thành tựu, đóng góp của khoa học quản lí cho sự phát triển khoa học giáo dục cũng như sự phát triển giáo dục, đồng thời chỉ ra những hạn chế, từ đó đề xuất định hướng nghiên cứu trong thời gian tới.

3 Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính / Vụ Truyền thông // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 65-69. .- 332.12

Đối với ngành Ngân hàng, hoạt động truyền thông chính sách thời gian qua tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần quan trọng trong việc củng cố, nâng cao niềm tin của người dân với điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng trong bối cảnh khó khăn của tình hình thế giới, trong nước và một số sự kiện ảnh hưởng đến tâm lí, niềm tin công chúng.Vai trò của truyền thông chính sách ngành Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay. Kinh nghiệm truyền thông giáo dục tài chính của NHTW các nước trên thế giới. Mức độ hiểu biết tài chính và các hoạt động truyền thông giáo dục tài chính đang triển khai tại Việt Nam. Định hướng hoạt động truyền thông giáo dục tài chính thời gian tới của NHNN.

4 Bất bình đẳng trong cơ hội giáo dục của học sinh cuối cấp 2 tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh / Lê Thị Mỹ // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 64-66 .- 658

Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu định lượng và lý thuyết về bất bình đẳng cơ hội giáo dục và nhu cầu của cá nhân trong giáo dục và vốn văn hóa để tìm hiểu các nguyên nhân về bất bình đẳng trong cơ hội giáo dục của học sinh lớp 9 ở hai trường trung học cơ sở. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn gốc xã hội và vốn văn hóa có ảnh hưởng đến sự đạt được về giáo dục của học sinh. Đự đầu tư của hộ gia đình cho giáo dục con cái ở các nhóm thu nhập không có sự chênh lệch cao. Học sinh có nguồn gốc xuất thân từ cha mẹ có học vấn cao, người cha có nghề nghiệp ổn định, mức sống hộ gia đình không thuộc nhóm nghèo có cơ hội đạt được kết quả học tập cao hơn so với những học sinh có nguồn gốc xuất thân khác.

5 Kinh nghiệm giáo dục đào tạo nhân lực xanh ở một số quốc gia / Ngô Thị Hồng Giang // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 143- 145 .- 332

Giáo dục đào tạo giúp trang bị hệ thống những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho con người, tạo ra lực lượng lao động có chất lượng, là “động lực then chốt để phát triển đất nước”. Tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững là mô hình “tăng trưởng dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao”. Bài viết sử dụng phương pháp khảo cứu, tổng hợp, phân tích hoạt động giáo dục đào tạo nhân lực xanh ở một số quốc gia điển hình, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững.

6 Tăng cường giáo dục văn hóa truyền thống trong giáo dục học đường ở Nhật Bản hiện nay / Hạ Thị Lan Phi // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 31-33 .- 370

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát các giá trị văn hóa truyền thống là vấn đề cấp thiết đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giớiMột trong những biện pháp đang được các quốc gia phát triển trên thế giới chú trọng là hoạt động giáo dục hóa truyền thống cho giới trẻ, hay nói cách khác là những hoạt động để các giá trị nguồn cội chạm được giới trẻ. Nội dung bài viết đề cập việc tăng cường giáo dục về văn hóa truyền thống trong giáo dục học đường ở Nhật Bản từ sau khi Luật Giáo dục cơ bản được sửa đổi năm 2006 đến nay.

7 Chuyển đổi số và bài giảng số trong giáo dục đại học ở Trường Đại học Phenikaa / Lê Quang Thắng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 45-47 .- 378

Đối với giáo dục đại học, chuyển đổi số (CĐS) và bài giảng số (BGS) chính là nâng cao hiệu lực hiệu quả quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Về bản chất, CĐS & BGS không thay đổi giá trị cốt lõi hay mô hình của một tổ chức giáo dục đại học mà là sự chuyển đổi hoạt động cốt lõi thông qua công nghệ và nền tảng số, đồng thời nắm bắt các cơ hội mà chúng mang lại. Nói cách khác, CĐS & BGS là sự giao thoa giữa công nghệ và chiến lược đào tạo.

8 Phương thức đặt câu hỏi của giảng viên nhằm phát huy mô hình giáo dục kiến tạo trong lớp học / Nguyễn Thị Hải Thủy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 63-65 .- 370

Giáo dục kiến tạo hiện đang là xu hướng phát triển trong các loại hình trường của nhiều quốc gia trên thế giới, Và ở Việt Nam hiện nay, phương pháp giáo dục kiến tạo đang được nhiều trường đại học quan tâm, phát triển nhằm tăng cường cho người học khả năng tự xây dựng cho mình một hệ thống tri thức có sắc thái riêng và có khả năng vận dụng những tri thức mới vào các vấn đề do thực tiễn đặt ra thông qua các phương pháp dạy học đặc thù. Bài viết nhằm nâng cao nhận thức của giảng viên về hiệu quả của việc đặt câu hỏi phù hợp trong lớp học nhằm thúc đẩy hơn nữa sự tương tác giữa giảng viên và người học.

9 Đánh giá, đo lường và thu thập minh chứng về vấn đề học tập suốt đời để đáp ứng tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng cấp chương trình đào tạo / Đỗ Khoa Thúy Kha // .- 2023 .- Số 58 .- Tr. 103-115 .- 371.1

Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi mọi thứ đều kết nối với nhau và những thay đổi diễn ra ngày càng nhanh chóng, người học phải học cách học, học cách thích ứng với sự thay đổi, sự không chắc chắn và phải trang bị cho mình những năng lực cần thiết để có thể học tập suốt đời (HTSĐ). Các chương trình giáo dục đại học cũng đã có nhiều hoạt động nhằm phát triển khả năng HTSĐ của SV nhằm đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan và đạt sự công nhận từ các tổ chức kiểm định giáo dục. Bài viết này hệ thống hóa các yếu tố liên quan đếnHTSĐ, phân tích năng lực chính để HTSĐ, từ đó đề xuất cách thức triển khai đánh giá, đo lường khả năng học tập suốt đời của sinh viên(SV) và thu thập minh chứng để đáp ứng tiêu chí về học tập suốt đời trong các khung bảo đảm chất lượng cấp chương trình đào tạo (CTĐT).

10 Áp dụng công cụ Microsoft Power Automate tự động hóa các tác vụ trong giáo dục / Ngô Văn Công Bằng // .- 2022 .- Số 67(77) .- Tr. 92-96 .- 004

Hiện nay, giáo viên cùng các nhân viên giáo vụ phải đối mặt với những thách thức quản lý thời gian, với vô vàn công việc phải xử lý hàng ngày. Bài viết này giúp ta sẽ hiểu rõ hơn về ứng dụng Power Automate, khám phá những gì Power Automate có thể làm. Cuối cùng, sẽ thấy Power Automate có thể mang lại lợi ích như thế nào trong việc đơn giản hóa các công việc hàng ngày của họ.