CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thương hiệu
91 Đầu tư chiều sâu cho thương hiệu / Hà Nguyễn // Đầu tư, Số 48 (1939)/2009 .- 2009 .- Tr.13 .- 658.827
Vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia đang là mối băn khoăn chung của nhiều doanh nghiệp. Bài báo sẽ cung cấp những kinh nghiệm để đầu tư chiều sâu cho thương hiệu bởi thương hiệu đứng đầu thương hiệu Việt Nam.
92 Những rủi ro khi thay đổi biểu tượng thương hiệu / Richard Moore Associattes // Đầu tư, Số 39 (1930)/2009 .- 2009 .- Tr.11 .- 658.827
Thay đổi biểu tượng thương hiệu không phải là một vấn đề đơn giản đôi khi còn mang lại rủi ro. Bài báo sẽ cung cấp cho người đọc một vài bài học về thương hiệu đã đi vào các hoạt động marketing bán lẻ như: Nếu không có gì trục trặc thì đừng cố sữa chữa thương hiệu; Thực hiện nghiên cứu tốt chính là một sự đảm bảo chắc chắn; Nên khời đầu với những bước đi nhỏ; Người tiêu dùng luôn có sức ảnh hưởng lớn.
93 CEO thời kinh tế suy thoái: Nhận diện thách thức để thành công / GS.TS Hồ Đức Hùng // Đầu tư, Số 28(1919)/2009 .- 2009 .- Tr.11 .- 338.5
Trình bày 3 thách thức mà đội ngũ giám đốc điều hành (CEO) nhận diện được, đồng thời đưa những giải pháp thích nghi như: cân nhắc trong đầu tư chi phí marketing; linh hoạt trong cơ cấu sản phẩm, đầu tư vào sản phẩm, mặt hàng chủ lực; phát hiện khoảng trống thị trường, tạo cơ hội ra đời cho sản phẩm mới.
94 Chính sách quản lí môi trường và vấn đề phát triển du lịch biển ở thành phố Đà Nẵng / Nguyễn Đặng Thảo Nguyên // Khoa học và công nghệ, Số 3 (26)/2008 .- 2008 .- Tr. 118-122 .- 910
Trình bày tiềm năng du lịch biển của Đà Nẵng, tình hình khách du lịch đến Đà Nẵng trong thời gian gần đây. Các chính sách về quản lí môi trường nhằm phát triển du lịch biển bền vững của thành phố Đà Nẵng.
95 Xây dựng và bảo vệ thương hiệu – biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh / TS. Nguyễn Quốc Luật // Kinh tế & phát triển, Số 136/2008 .- 2008 .- Tr. 24-25, 29 .- 658
Xây dựng và bảo vệ thương hiệu là yêu cầu quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của việc kinh doanh, tạo sức mạnh cho doanh nghiệp, làm tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu ở Việt Nam hiện nay chưa được quan tâm thực sự. Mặt khác, việc bảo vệ thương hiệu lại càng ít được qua tâm hơn. Vì vậy thực hiện những giải pháp gì để đẩy mạnh việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Đó là những vấn đề chủ yếu trong bài viết mà tác giả tập trung làm rõ.
96 Lạm phát – vai trò của kiểm toán nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát / TS. Mai Vinh // Kiểm toán, Số 9 (94)/2008 .- 2008 .- Tr. 8-12. .- 657
Trình bày bản chất và nguồn gốc của lạm phát, thực trạng và giải pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam. Vai trò của kiểm toán nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát.
97 Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty kiểm toán trong điều kiện hội nhập / TS. Trần Văn Dũng // Kiểm toán, Số 8 (93)/2008 .- 2008 .- Tr. 34-35 .- 657.2
Ban lãnh đạo công ty phải có chiến lược phát triển dài hạn, có tầm nhìn phù hợp với sự phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam; Chất lượng nhân viên; Xây dựng văn hóa đặc trưng của công ty kiểm toán; Trở thành thành viên hãng kiểm toán quốc tế; Khách hàng. Đó là những nội dung mà tác giả bài viết trình bày nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu công ty kiểm toán.
98 Tổng quan về bài toán định giá thương hiệu / Nguyễn Trọng // Nghiên cứu kinh tế, số 352 - Tháng 9/2007 .- 2007 .- Nghiên cứu kinh tế .- Tr 35-42 .-
Bài viết này nhằm giúp người đọc thấy được rằng bài toán định giá thương hiệu một mặt đã có nhiều giải pháp, có khả năng vận dụng và đang vận dụng tốt trong thực tiễn, mặt khác có nhiều vấn đề còn mở cần đi sâu nghiên cứu. Bài viết còn đưa các ví dụ khá chi tiết vận dụng các kỹ thuật khác nhau để định giá một thương hiệu giả định: một thương hiệu công nghệ thông tin, một thương hiệu nước mắm và thương hiệu phở.
99 Xây dựng thương hiệu - Bài toán có lời giải riêng cho từng doanh nghiệp / Nguyễn Quốc Thịnh // Tạp chí Thương mại .- 2006 .- tr.3 - 5 .- 658.827
Giải bài toán chung về xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp. Vạch ra nguyên nhân những thất bại trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp như: Thất bại do lựa chọn các yếu tố thương hiệu thiếu chọn lọc; Thất bại do lựa chọn không hợp lý chiến lược đầu tư cho thương hiệu trong tương quan với điều kiện thị trường và hoàn cảnh của doanh nghiệp; Thất bại do mất hoặc thiếu khả năng kiểm soát thị trường và triển khai các kế hoạch thương hiệu.
100 Thương hiệu mạnh - tài sản vô giá của doanh nghiệp / Nguyễn Thị Hoài Dung // .- 2005 .- tr. 11 - 14 .-
Đề cập đến một số phương pháp xác định giá trị thương hiệu và những vấn đề cần quan tâm để xây dựng thương hiệu trở thành thương hiệu mạnh.