CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Du lịch
171 Phát triển du lịch điện ảnh tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thu // Khoa học Đại học Văn Lang .- 2020 .- Số 19 .- Tr. 125-132 .- 910
Phác thảo bối cảnh thực tế của du lịch điện ảnh tại Việt Nam và đề xuất một số định hướng cho chiến lược marketing điểm đến trong thời gian tới.
172 Ngành du lịch Việt Nam trong mùa dịch covid 19 và vấn đề đặt ra / Đỗ Thu Hằng, Lê Thị Hiệp // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 729 .- Tr. 97 - 100 .- 910
Bài viết đánh giá tác động của đại dịch covid 19 đến ngành du lịch Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp trọng tâm để ngành du lịch vượt qua khó khăn trong bối cảnh hiện nay.
173 Ảnh hưởng của du lịch đến cuộc sống của người dân trên đia bàn TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh / Lê Qui Thanh, Mai Thùy Dung, Nguyễn Tấn Thanh // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 112-117 .- 910
Đây là một nghiên cứu nhằm điều tra ảnh hưởng của du lịch đến cuộc sống của người dân (CSND) trên địa bàn TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Kết quả cho thấy, du lịch có tác động tích cực đến CSND tại nơi đây. Nếu xét riêng từng nhóm, đối với các biến cụ thể như: Môi trường, Văn hóa, Thu nhập,... cũng được người dân đánh giá là tích cực và hơn hết nó có tác động tỷ lệ thuận đến sự nhận định chung về CSND dưới ảnh hưởng của du lịch, mà trong đó văn hóa ảnh hưởng nhiều nhất. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các đơn vị có liên quan đưa ra những giải pháp giúp cải thiện chất lượng CSND.
174 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An / Nguyễn Văn Thành // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 543 .- Tr. 25-27 .- 658
Trong những năm gần đây, tỉnh Nghệ An đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nhằm giúp các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh Nghệ An được thuận lợi, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Các dự án đầu tư vào du lịch Nghệ An tiếp tục được đăng ký và triển khai thực hiện ngày càng tăng. Nhiều dự án kinh doanh du lịch được đưa vào hoạt động có hiệu quả kinh tế rõ rệt, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Nghệ An.
175 Nghiên cứu sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức trường hợp khách sạn 3 sao tại Đà Nẵng / Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Như Hiếu, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Hoàng Anh Viện // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 276 .- Tr. 93-102 .- 910
Nghiên cứu này nhằm khám phá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Số liệu được thu thập từ 244 nhân viên từ các khách sạn 3 sao trên địa bản thành phố Đà Nẵng thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả cho thấy 7 yếu tố: quản lý trực tiếp, sự hỗ trợ của tổ chức, cơ hội phát triển nghề nghiệp, đào tạo và phát triển, sự trao quyền, lương thưởng và phúc lợi, đặc điểm công việc có tác động tích cực đến sự gắn kết của nhân viên. Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho các nhà quản lý khách sạn 3 sao cải thiện công tác quản trị nguồn nhân lực để nâng cao sự gắn kết của nhân viên với khách sạn.
176 Ngành du lịch đẩy mạnh hợp tác trao đổi khách / Việt Nguyễn // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 3 .- Tr.2 – 3 .- 910
Đẩy mạnh khái thác các thị trường gần, có kết nối đường bay thuận tiện, đồng thời tiếp tục duy trì, khai thác các thị trường tiềm năng là một trong những giải pháp ưu tiên của ngành du lịch Việt Nam nhằm tiếp tục phục hồi tăng trưởng du lịch do ảnh hưởng của dịch Covid – 19. Bài viết nêu quan điểm trong chương trình làm việc với các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, bàn các giải pháp hợp tác, thúc đẩy trao đổi khách hai chiều trong thời gian tới.
177 Du lịch thế giới: Niềm tin vào sự phục hồi sau Covid - 19 / Hải Nam // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 4 .- Tr.2 – 3 .- 910
Với niềm tin vào khả năng phục hồi và tác động lan tỏa của du lịch tới kinh tế - xã hội, tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đưa ra bộ khuyến nghị về giảm thiểu thiệt hại và hướng phục hồi cho ngành du lịch thế giới, đồng thời phát động phong trào Travel tomorrow (Du lịch vào ngày mai)
178 Các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư vào du lịch – nghiên cứu tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ / Trần Thanh Phong, Thân Trọng Thụy // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 273 .- Tr. 53-62 .- 658
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế, áp dụng vào lĩnh vực du lịch để chỉ ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến. Đồng thời lý thuyết động cơ đầu tư cũng được sử dụng để sắp xếp lại các nhóm nhân tố ảnh hưởng theo động cơ đầu tư mà các nghiên cứu trước đây rất ít đề cập. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) trên một mẫu 356 nhà quản lý các khách sạn và khu du lịch thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ để kiểm định mối quan hệ giữa các cấu trúc bậc một. Kết quả kiểm định chỉ ra rằng có 5 nhóm nhân tố chính tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến đó là: (1) thị trường du lịch tiềm năng; (2) lợi thế tài nguyên du lịch; (3) lợi thế chi phí; (4) lợi thế cơ sở hạ tầng du lịch và (5) môi trường đầu tư (PCI). Kết quả kiểm định cũng chỉ ra: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và nhân tố “tài nguyên văn hóa” là 2 nhân tố mới, đóng góp 1 phần trong việc tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư du lịch.
179 Ý định quay trở lại của du khách quốc tế sau khi đến Việt Nam: Vai trò của nguồn lực điểm đến và giá trị cảm nhận / Lê Nhật Hạnh, Hồ Xuân Hướng // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 66-88 .- 658
Nghiên cứu được thực hiện để khám phá các thành phần của nguồn lực điểm đến (hữu hình, vô hình, và xã hội) tác động đến ý định quay trở lại của khách quốc tế thông qua vai trò trung gian của các giá trị cảm nhận. Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam. Phương pháp tiếp cận PLS-SEM (Partial Least Squares – Structural Equation Modeling) được dùng để kiểm định mô hình nghiên cứu với dữ liệu khảo sát được thu thập từ 448 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn lực điểm đến hữu hình, vô hình, và xã hội đều có tác động làm tăng giá trị chức năng và giá trị cảm xúc. Hơn nữa, giá trị chức năng có tác động lớn hơn đến ý định quay trở lại của du khách so với giá trị cảm xúc. Các kết quả từ nghiên cứu này là cơ sở để đưa ra hàm ý chính sách cho các tổ chức quản lý điểm đến du lịch cũng như các gợi ý quản trị cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.
180 Giải pháp thu hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch tại Việt Nam / Đoàn Văn Bình // Nghề luật .- 2020 .- Số 4 (2020) .- Tr.24 – 33 .- 340
Thị trường bất động sản du lịch tại Việt Nam đã hình thành và có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực cho thấy chính sách thông thoáng nhằm thu hút nguồn lực đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản du lịch là giải pháp quan trọng giúp thị trường phát triển nhanh và bền vững. Bài viết phân tích về tiềm năng của thị trường bất động sản du lịch Việt Nam, kinh nghiệm thu hút người nước ngoài đầu tư vào phân khúc thị trường này tại một số nước và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm thu hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch Việt Nam, tạo thêm động lực cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững.