CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Du lịch

  • Duyệt theo:
161 Tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam / Trần Thị Thu Hương, Trần Thị Thu Thuỷ // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 748 .- Tr. 6 - 9 .- 330

Phát triển kinh tế ban đêm là tất yếu, phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời mang lại cơ hội và động lực mới cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, để thực hiện hoá được định hướng này, Việt nam cần có sự đánh giá, nhận diện tiểm năng phát triển, cũng như lường hết những tồn tại, thách thức, yếu tố tác động để từ đó có giải pháp khai thác và phát triển tối đa tiềm năng kinh tế ban đêm trong thời gian tới.

162 Nâng cao sự tự tin của sinh viên khoa Du lịch – Khách sạn đối với yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp thời đại 4.0 / Nguyễn Thị Mộng Ngọc // Khoa học (Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Vol 6 (N0.2) .- Tr. 33-41. .- 338.4791

Nghiên cứu xác định kỹ năng nghề nghiệp của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với lĩnh vực du lịch – khách sạn. Đưa ra đề xuất giúp sinh viên khoa DL-KS tại Huflit tự tin hơn với những kỹ năng nghề nghiệp và năm bắt cơ hội thành công.

163 Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam / Hồ Quế Hậu // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 59-69 .- 658

Việt Nam là một nước có tài nguyên tự nhiên và văn hóa dân tộc đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, cho phép nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của ngành du lịch. Bài viết này nhằm (i) Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua; (ii) tìm ra nguyên nhân hạn chế tồn tại và (iii) đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành du lịch Việt Nam đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp ngày càng nhiều cho kinh tế- xã hội. Tuy nhiên du lịch Việt Nam vẫn chưa theo kịp các nước trong khu vực mà nguyên nhân là do chưa có chiến lược phát triển và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới phải thực thi những giải pháp khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch.

164 Phát triển hoạt động xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch tại Việt Nam / Nguyễn Văn Tuyên, Đinh Thị Mừng // Khoa học Đại học Cửu Long .- 2020 .- Số 18 .- Tr. 19-27 .- 910

Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu tại chổ thông qua ngành du lịch và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch Việt Nam theo hướng bền vững.

165 Thách thức đối với nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Bùi Minh Quỳnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 568 .- Tr. 44-45 .- 658

Hội nhập quốc tế và những thách thức đối với nguồn nhân lực du lịch; một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

166 Các yếu tố tác động đến ý định quay lại Thừa Thiên Huế của du khách quốc tế / Trần Thanh Long // .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 88 - 98 .- 910

Bài viết nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định quay lại Thừa Thiên Huế của du khách quốc tế. Kết quả điều tra khảo sát 212 khách du lịch nước ngoài đến Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ tháng 11-2018 đến tháng 10-2019 cho thấy, các yếu tố thuộc chất lượng dịch vụ tại điểm đến và chất lượng tài nguyên có tác động tích cực cùng chiều đến sự hài lòng của du khách, từ đó ảnh hưởng đến ý định quay trở lại Thừa Thiên Huế của khách du lịch quốc tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng du lịch, thu hút khách du lịch mới mà còn giữa chân những du khách đã từng đến Thừa Thiên Huế.

167 Các yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến du lịch tại Hà Nội / Trần Thị Tuyết // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 578 .- Tr. 62 - 66 .- 910

Bài viết tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến du lịch tại Hà Nội. Điều tra 180 khách du lịch tới Hà Nội kết quả cho thấy động cơ du lịch có tác động tích cực đến hình ảnh điểm đến, rủi ro nhận thức và hạn chế du lịch có tác động tiêu cực đến hình ảnh điểm đến. Từ kết quả trên, một số biện pháp được đưa ra để nâng cao hình ảnh điểm đến Hà Nội.

168 Đẩy mạnh markerting trực tuyến trong kinh doanh du lịch hậu Covid-19 / Trần Minh Nguyệt // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.56 - 58 .- 910

Hoạt động marketing trực tuyến là hình thức tiếp thị trực tuyến bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ truyền thông, internet để nghiên cứu và phân tích thị trường, đưa ra chiến lược kinh doanh và chiến lược quảng bá sản phẩm đến người dùng bằng ứng dụng trên nền tảng công nghệ thông tin. Trong bối cảnh dịch bệnh covid -19 ảnh hưởng nặng nề tới ngành Du lịch Việt Nam khi các doanh thu của dịch vụ du lịch bị suy giảm nghiêm trọng, marketing trực tuyến cần được đẩy mạnh. Bài viết đánh giá những tác động của dịch Covid-19 đến ngành Du lịch Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing trực tuyến trong kinh doanh du lịch hậu Covid-19.

169 Phát triển ngành du lịch Logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế / Đinh Mai Thanh, Nguyễn Vân Dung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.67 - 69 .- 910

Việt Nam được đánh giá là thị trường đày tiểm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành du lịch logistics. Logistics là một ngành du lịch quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Bài viết đánh giá thực trạng phát triển của ngành du lịch Logistics, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Logistics tại Việt Nam.

170 Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về dịch vụ du lịch ASEAN : thực tiên thực hiện tại Việt Nam / Hoàng Thanh Phương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 65-68 .- 910

Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về dịch vụ du lịch trong ASEAN, thực tiễn thực thi nghĩa vụ quốc gia thành viên quy định trong MRA-TP của VN, nâng cao hiệu quả thực thi MRA-TP.