CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Du lịch

  • Duyệt theo:
151 Tác động của giải marathon đối với việc phát triển kinh tế du lịch địa phương: Phân tích trường hợp thành công của giải Vietnam Mountain Marathon (VMM) tại Sapa / Nguyễn Xuân Thành // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.36 - 38. .- 910

Sự kiện thể thao du lịch là một hình thức kết hợp giữa các yếu tố du lịch và thể thao. Giải chạy marathon là một điển hình của sử dụng thể thao, tạo ra sự kiện du lịch. Đây là một hình thức đã được nhiều nơi trên thế giới sử dụng tạo ra hình ảnh du lịch và là cơ hội phát triển kinh tế địa phương. Tại Việt Nam, dù phong trào chạy bộ mới chỉ hình thành vài năm gần đây, nhưng cũng có những trường hợp rất thành công của giải chạy marathon. Điển hình nhất là giải Vietnam Mountain Marathon (VMM) tại Sapa, đã trở thành một thương hiệu du lịch thể thao địa phương, trong nước và có tầm ảnh hưởng quốc tế. Bài nghiên cứu sẽ phân tích thành công của giải VMM, từ đó rút ra những bài học thành công để phát triển kinh tế du lịch thể thao bền vững.

152 Phát triển du lịch cộng đồng bền vững: điểm sáng từ du lịch ở Mai Châu, tỉnh Hoà Bình / Hà Anh Tuấn, Cao Thị Thu Trà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.39 - 41 .- 910

Với bản sắc văn hoá độc đáo, Mai Châu trở thành điểm du lịch được Tạp chí uy tín của Mỹ Business Insider bình chọn là một trong 10 điểm đến thú vị nhất thế gới, mang lại cho khách những trải nghiệm khó quên sánh ngang với những địa danh nổi tiếng như Santiago ( Chi Lê ), Rio de Janeiro (Brazil)...

153 Quảng bá du lịch Trà Vinh trên điện thoại di động / Hồ Thị Diệu Hiền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.54 - 56 .- 910

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, quảng bá du lịch trên điện thoại di động (ĐTDĐ) đã thực hiện trở thành một " mỏ vàng " đối với tất cả cá nhân và tổ chức. trước những thời cơ và thách thức hiện nay đối với tỉnh Trà Vinh trong quảng bá du lịch, bài viết này đề xuất một phương tiện quảng bá mới để thu hút du khách và phát triển du lịch thành ngành kinh tế "mũi nhọn": quảng bá trên điện thoại di động.

154 Chuyển đổi để nâng cao khả năng phục hồi của doanh nghiệp du lịch sau đại dịch / Lê Thị Bích Hạnh, Phạm Trương Hoàng // Du lịch Việt Nam .- 2021 .- Số 03 .- Tr. 11 - 13 .- 910

Đại dịch COVID 19 đã và đang gây ra khủng hoảng kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia kiểm soát rất tốt dịch bệnh. Tuy nhiên những tổn thất và thiệt hại do VOVID-19 gây ra vẫn rất nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Làm thế nào để các doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển vẫn là mối trăn trở đối với các doanh nghiệm trong giai đoạn hiện nay.

155 M&A 2021: Bất động sản và du lịch, nghỉ dưỡng là điểm sáng / Hương Liên // Tài chính doanh nghiệp .- 2021 .- Sô 1+2 .- Tr. 64-66 .- 658

Nhận định về xu hướng M&A tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới, ông Nicolas Audier - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chia sẻ, nhờ vào Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được ký kêt sẽ gián tiếp thúc đẩy các giao dịch M&A được thông qua. Những dự án từ châu Âu qua Việt Nam nhân dịp này sẽ bùng nổ.

156 Tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam / Trần Thị Thu Hương, Trần Thị Thu Thuỷ // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 748 .- Tr. 6 - 9 .- 330

Phát triển kinh tế ban đêm là tất yếu, phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời mang lại cơ hội và động lực mới cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, để thực hiện hoá được định hướng này, Việt nam cần có sự đánh giá, nhận diện tiểm năng phát triển, cũng như lường hết những tồn tại, thách thức, yếu tố tác động để từ đó có giải pháp khai thác và phát triển tối đa tiềm năng kinh tế ban đêm trong thời gian tới.

157 Nâng cao sự tự tin của sinh viên khoa Du lịch – Khách sạn đối với yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp thời đại 4.0 / Nguyễn Thị Mộng Ngọc // Khoa học (Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Vol 6 (N0.2) .- Tr. 33-41. .- 338.4791

Nghiên cứu xác định kỹ năng nghề nghiệp của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với lĩnh vực du lịch – khách sạn. Đưa ra đề xuất giúp sinh viên khoa DL-KS tại Huflit tự tin hơn với những kỹ năng nghề nghiệp và năm bắt cơ hội thành công.

158 Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam / Hồ Quế Hậu // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 59-69 .- 658

Việt Nam là một nước có tài nguyên tự nhiên và văn hóa dân tộc đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, cho phép nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của ngành du lịch. Bài viết này nhằm (i) Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua; (ii) tìm ra nguyên nhân hạn chế tồn tại và (iii) đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành du lịch Việt Nam đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp ngày càng nhiều cho kinh tế- xã hội. Tuy nhiên du lịch Việt Nam vẫn chưa theo kịp các nước trong khu vực mà nguyên nhân là do chưa có chiến lược phát triển và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới phải thực thi những giải pháp khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch.

159 Phát triển hoạt động xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch tại Việt Nam / Nguyễn Văn Tuyên, Đinh Thị Mừng // Khoa học Đại học Cửu Long .- 2020 .- Số 18 .- Tr. 19-27 .- 910

Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu tại chổ thông qua ngành du lịch và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch Việt Nam theo hướng bền vững.

160 Thách thức đối với nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Bùi Minh Quỳnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 568 .- Tr. 44-45 .- 658

Hội nhập quốc tế và những thách thức đối với nguồn nhân lực du lịch; một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế.