CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngôn ngữ

  • Duyệt theo:
41 Thành ngữ cặp trong tiếng Việt / Đặng Nguyên Giang // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 10(372) .- Tr. 22-29 .- 400

Trình bày cách nhận diện thành ngữ cặp trong tiếng Việt. Phân tích đặc điểm cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ cặp trong tiếng Việt.

42 Hành động ngôn ngữ khuyên qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư / Trần Thanh Vân, Đinh Thị Thu Hiền // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 22-29 .- 400

Tìm hiểu hành động ngôn ngữ khuyên qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư với mong muốn chỉ ra những đặc trưng riêng của việc sử dụng hành động khuyên của các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, qua đó giúp chúng ta hiểu hơn về phong cách ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người Nam Bộ.

43 Các thời kì vay mượn từ ngoại lai trong tiếng Nhật / Nguyễn Tố Chung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 54-64 .- 400

Giới thiệu các thời kì vay mượn từ ngoại lai trong tiếng Nhật như: Lịch sử tiếp xúc giữa tiếng Nhật với các ngôn ngữ khác; Từ ngoại lai tiếng Nhật trog xã hội cận đại, hiện đại; Số lượng từ ngoại lai trong tiếng Nhật hiện đại.

44 Tiêu diễn ngôn từ các cộng đồng thiểu số : đặt cạnh nhau có mẫu anh hùng trong Trái tim hổ của Nguyễn Huy Thiệp và Viên ngọc trai của John Steinback / Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Kim Ngân // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 1(599) .- Tr. 21-29 .- 800.01

Phân tích và diễn giải quá trình của phương thức “tái huyền thoại hóa” trong văn học hiện đại Đông – Tây và cho thấy sự trỗi dậy/ thách thức của các “diễn ngôn nhỏ” từ các cộng đồng thiểu số trong bối cảnh đối thoại văn hóa song hành cùng xu hướng toàn cầu hóa.

45 Nhân sinh quan của người Mường được thể hiện qua biểu thức ngôn ngữ so sánh / Lưu Văn Minh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 8(315) .- Tr. 150-156 .- 400

Tìm hiểu vấn đề nhân sinh quan của người Mường thể hiện trong các biểu thức ngôn ngữ so sánh qua khảo sát trong tục ngữ, dân ca mường. So sánh là thao tác diễn ra trong tư duy và được biểu hiện bằng biểu thức ngôn ngữ so sánh.

46 Đặc điểm của hành động ngôn ngữ “tặng” trong tiếng Hán hiện đại / Nguyễn Thị Minh Khoa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 97-102 .- 400

Nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của hành động ngôn ngữ “tặng” trong tiếng Hán hiện đại, chỉ ra các phương thức ngôn ngữ của hành động ngôn ngữ tặng. Khảo sát cách sử dụng các phương thức ngôn ngữ tặng theo phân tầng xã hội qua 8 bộ phim truyền hình Trung Quốc.

47 Ngôn ngữ nói trong hoạt động giao tiếp giao thông đường thủy / Nguyễn Thị Hải Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 7(314) .- Tr. 12-17 .- 400

Tập trung nghiên cứu và trình bày về những đặc điểm của ngôn ngũ nói (khảu ngữ) trong hoạt động giao tiếp giao thông đường thủy.

48 Cơ sở lí thuyết để xây dựng hệ thống bài tập nhằm tăng cường năng lực giao tiếp tiếng Việt như một ngôn ngữ cội nguồn / Nguyễn Chí Hòa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 6(313) .- Tr. 3-12 .- 400

Xác định các thành tố trong hệ thống bài tập đòi hỏi những người biên soạn phải đi đến tìm hiểu và xây dựng khái niệm năng lực giao tiếp tiếng Việt và những thành tố của nó. Trên cơ sở đó, các tác giả xác định những cơ sở lí luận để xây dựng hệ thống bài tập của đề án.

49 Không gian đô thị Hà Nội và tác động đối với Ngôn ngữ, ứng xử ngôn ngữ đô thị (nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội đô thị) / Đặng Thị Thanh Thúy // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 4(310) .- Tr. 3-11 .- 327

Phân tích những phát ngôn về tiếng Hà Nội và về không gian đô thị Hà Nội với mong muốn làm rõ đặc thù của không gian đô thị Hà Nội đối với việc hình thành các chuẩn mực và sự tác động của các chuẩn mực mang tính đô thị đối với ngôn ngữ và cách ứng xử ngôn ngữ của các cộng đồng cùng sinh sống tại Hà Nội.

50 Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ (qua một số địa bàn) / Nguyễn Văn Khang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 5a(311) .- Tr. 3-14 .- 400

Nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nam Bộ. Tư liệu của bài viết là từ kết quả điền dã ngôn ngữ học xã hội năm 2019 tại một số địa bàn thuộc các tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cà Mau.