CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngôn ngữ

  • Duyệt theo:
51 Phân loại thuật ngữ chuyên ngành An ninh bằng tiếng Nga / Nguyễn Thị Hà Đông // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 5a(311) .- Tr. 55-60 .- 400

Nghiên cứu và phân loại thuật ngữ chuyên ngành an ninh dựa trên các đặc điểm khác nhau của thuật ngữ như nội dung, hình thức, chức năng, các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Từ đó có thể giúp cho công tác biên phiên dịch chính xác và dễ hiểu và cũng như đóng góp vào công việc nghiên cứu các vấn đề chung về an ninh quốc gia.

52 Tìm hiểu biểu thức ngôn định danh các resort ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Hồng Ngân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 3(309) .- Tr. 100-108 .- 400

Nghiên cứu biểu thức ngôn ngữ định danh các resort ở Việt Nam hiện nay từ góc độ cấu tạo, phương thức định danh, ý nghĩa văn hóa xã hội. Bài viết cũng đặt vấn đề cần giải quyết trong việc đặt tên các resort nói riêng và các sự vật mới nói chung cho các cơ quan hữu quan.

53 Ẩn dụ : một hành trình nghiên cứu từ những góc nhìn khác biệt / Phan Văn Hòa, Hồ Trịnh Quỳnh Thu // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 12(306) .- Tr. 3-11 .- 400

Trình bày tóm tắt các đường hướng tiếp cận ẩn dụ qua thời gian với mong muốn cung cấp tổng quan về bức tranh ẩn dụ trong ngôn ngữ. Qua đây bài viết cũng làm sáng tỏ tính phổ quát và sự đa dạng của ẩn dụ dựa trên một số quan điểm khác nhau.

54 Năng lực ngôn ngữ xã hội và các thành tố của nó trong dạy Tiếng Việt như một ngoại ngữ / Trịnh Cẩm Lan // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 12(306) .- Tr. 12-19 .- 400

Giới thiệu sơ lược về năng lực ngôn ngữ xã hội và các thành tố của nó trong sự phát triển các mô hình năng lực giao tiếp từ cái nhìn lịch đại. Bài viết còn nêu ra vấn đề để các nhà chuyên môn cùng thảo luận nhằm hướng tới xây dựng bản mô tả chi tiết năng lực ngôn ngữ xã hội nói riêng, các năng lực thành phần của mô hình năng lực giao tiếp nói chung phục vụ cho các hoạt động dạy, học và đánh giá năng lực tiếng Việt như một ngoại ngữ.

55 Hiện tượng đồng nghĩa trong ngôn ngữ cử chỉ của người Việt / Nguyễn Thị Phương, Trần Thùy An // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 12(306) .- Tr. 52-57 .- 400

Hệ thống hóa các cử chỉ cùng biểu thị một ý nghĩa thành các dãy cử chỉ đồng nghĩa. Các dãy cử chỉ đồng nghĩa này cung cấp cho chúng ta một danh sách tiềm năng để lựa chọn và sử dụng nhằm truyền tải thông điệp một cách chính xác và tinh tế nhất trong giao tiếp.

56 Các yếu tố ngôn ngữ đánh dấu hình thức của hành động hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ quyền lực / Bùi Đoan Trang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 1(307) .- Tr. 48-53 .- 400

Nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ đánh dấu hình thức hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ quyền lực cũng như sự chi phối của nhân tố quyền lực đến hành động hỏi và hồi đáp hỏi.

57 Từ tiếng Kinh trở thành tiếng Việt : từ tiếng phổ thông trở thành ngôn ngữ quốc gia / Vương Toàn // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 3-11 .- 400

Bài viết xem xét khung cảnh xã hội – chính trị và những tác động để tiếng Kinh trở thành tiếng Việt và tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia.

58 Nguồn gôc, cấu tạo tên gọi các món ăn ở Bến Tre / Nguyễn Minh Hoạt // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 11A(304) .- Tr. 93-99 .- 400

Khảo sát tên gọi các món ăn ở Bến Tra từ phương diện ngôn ngữ. Qua đó làm rõ các nội dung về ngồn gốc thuần Việt hay vay mượn của tên gọi; các yếu tố kết hợp, cấu tạo nên mô hình, cấu trúc trong tên gọi các món ăn Bến Tre.

59 Phụ âm xát tiếng Việt và tiếng Anh / Trần Thanh Dũ // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 6(299) .- Tr. 65-72 .- 400

Mô tả đầy đủ bản chất của hệ thống âm xát tiếng Việt và tiếng Anh, để trên cơ sở đó tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống âm xát giữa hai ngôn ngữ.

60 Một số đặc điểm của đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong tiếng Thái Lan (có liên hệ với tiêng Việt) / Đào Thị Lan Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 7(300) .- Tr. 60-72 .- 400

Tìm hiểu đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong tiếng Thái Lan trên phương diện đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa cách sử dụng và chức năng từ loại.