CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngôn ngữ
21 Giả thuyết về nguồn gốc tên sông Già La (Thiên Phú) / Trịnh Cẩm Lan, Nguyễn Phượng Anh // .- 2023 .- Số 346 - Tháng 11A .- Tr. 3-11 .- 400
Bằng những cứ liệu liên ngành như cứ địa – chính trị, cứ liệu lịch sử về những tiếp xúc cư dân từ buổi ban đầu, trong đó có những cư dân dùng ngôn ngữ Nam Đảo (hay Mã Lai có), cứ liệu phục nguyên nguồn gốc ngôn ngữ, bài viết đi đến một giả thuyết cho rằng “Già La” có nguồn gốc Nam Đào với nghĩa là “nhánh của sông”.
22 Khung tham chiếu chung Châu Âu vẻ ngôn ngữ và các hàm ý ứng dụng trong kiểm tra đánh giá / Lê Thị Thanh Hải, Phạm Thị Hồng Nhung, Nguyễn Hồ Hoàng Thuỷ, Phạm Anh Huy, Trần Thị Khánh Phước // .- 2023 .- Vol 6 (N3) .- Tr. 347- 363 .- 400
Kể từ khi ra đời, khung tham chiếu Châu Âu về ngôn ngữ (CEFR) đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng sâu rộng đặc biệt trong kiểm tra đánh giá. Trên cơ sở các nguyên tắc ứng dụng khung CEFR, bài báo nghiên cứu thực trạng áp dụng khung CEFR vào kiểm tra đánh giá tại ĐHNN, ĐHH. Phương pháp nghiên cứu định tính với hai hình thức gồm nghiên cứu văn bản và phỏng vấn nhóm được áp dụng. Kết quả nghiên cứu đã nêu lên thực trạng áp dụng khung CEFR trong kiểm tra đánh giá cũng như các hạn chế của nó. Từ đó, một số đề xuất về quy trình áp dụng đã được đưa ra.
23 Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ và các hàm ý ứng dụng trong kiểm tra đánh giá / Lê Thị Thanh Hải, Phạm Thị Hồng Nhung, Nguyễn Hồ Hoàng Thuỷ, Phạm Anh Huy, Trần Thị Khánh Phước // .- 2023 .- Vol 6 (N3) .- Tr. 347- 363 .- 400
Kể từ khi ra đời, khung tham chiếu Châu Âu về ngôn ngữ (CEFR) đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng sâu rộng đặc biệt trong kiểm tra đánh giá. Trên cơ sở các nguyên tắc ứng dụng khung CEFR, bài báo nghiên cứu thực trạng áp dụng khung CEFR vào kiểm tra đánh giá tại ĐHNN, ĐHH. Phương pháp nghiên cứu định tính với hai hình thức gồm nghiên cứu văn bản và phỏng vấn nhóm được áp dụng. Kết quả nghiên cứu đã nêu lên thực trạng áp dụng khung CEFR trong kiểm tra đánh giá cũng như các hạn chế của nó. Từ đó, một số đề xuất về quy trình áp dụng đã được đưa ra.
24 Khái niệm và loại hình từ điển ngôn ngữ / Hoàng Thị Nhung // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 60-69 .- 400
Nghiên cứu và tìm hiểu về khái niệm chung, cách phân loại các từ điển ngôn ngữ và khái niệm về các tiểu loại từ điển ngôn ngữ đó nhằm góp phần dựng lên một bức tranh với các đường nét cơ bản về loại từ điển này.
25 Tình hình sử dụng ngôn ngữ của lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên / Nguyễn Thu Quỳnh, Lattanavong Thammavongsa // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 77-86 .- 400
Mô tả thực trạng tình hình sử dụng ngôn ngữ của cộng đòng lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Đề xuất biện pháp nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho lưu học sinh Lào từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội.
26 Từ ngữ tôn giáo trong tiểu thuyết “mẫu thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh / Nguyễn Thị Hồng Ngân, Nguyễn Ngọc Thụy // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 164-169 .- 400
Thông qua việc khảo sát lớp từ ngữ biểu thị các tôn giáo trong tác phẩm “Mẫu thượng ngàn” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, bài viết sẽ làm rõ bức tranh tôn giáo của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX.
27 Đặc điểm của hành động ngôn ngữ chê trong Chuyện xứ Langbiang / Nguyễn Đình Hưng // .- 2023 .- Số 344 - Tháng 9 .- Tr. 25-30 .- 800.01
Trên cơ sở lý thuyết hành động ngôn ngữ, tư liệu trong hai tập đầu truyện Chuyện xứ Langbiang, khảo sát chỉ ra đặc điểm cấu trúc và đặc điểm dụng học của hành động ngôn ngữ chê.
28 Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ nghề Chạm khắc đá Non nước / Ngô Thị Thu Hương // .- 2023 .- Số 342 - Tháng 7 .- Tr. 15-20 .- 400
Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ nghề chạm khắc đá Non Nước theo hướng ngôn ngữ học cấu trúc nhằm góp phần bảo vệ và phát triển từ ngữ nghề nghiệp nói riêng, văn hóa nghề truyền thống nói chung.
29 Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Khánh với những vấn đề ngôn ngữ ở Việt Nam / Nguyễn Văn Khang // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 3-9 .- 400
Giới thiệu ý kiến của nguyên Bĩ thư Trung ương Đảng, nguyên Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Khánh về những vấn đề ngôn ngữ ở Việt Nam. Dù là đương chức hay đã nghỉ làm việc, ông luôn noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp bước nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các nhà lãnh đạo tiền bối, dành sự quan tâm sâu sắc đến tiếng Việt, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và ngoại ngữ. Bài viết này như một nén tâm nhang thành kính của người viết nói riêng, của giới ngôn ngữ học nói chung để tưởng nhớ đến ông và tri ân những đóng góp của ông cho nền ngữ học nước nhà
30 Việc sử dụng và chức năng của giao tiếp phi ngôn từ trong hỗ trợ làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam / Phan Thị Ngọc Lệ // .- 2023 .- Số 343 - Tháng 8 .- Tr. 58-66 .- 400
Giao tiếp phi ngôn từ là một phần thiết yếu của các tình huống giao tiếp. Xuất phát từ thực tiễn đó, bài viết này tập trung vào nghiên cứu việc sử dụng và chức năng của giao tiếp phi ngôn từ trong hỗ trợ làm việc nhóm, vốn là hình thức học tập rất phổ biến đối với sinh viên đại học trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây.