CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngôn ngữ
31 Chấn thương Ngôn ngữ và chính trị ngôn từ trong một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian của Ocean Vuong / Nguyễn Thị Kim Nhạn // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 4(614) .- Tr. 40-51 .- 400
Bài viết nghiên cứu các nhóm phái trong văn học Việt Nam thời trung đại từ góc độ lịch sử xã hội. Luận điểm trong bài viết cho rằng các nhóm phái văn học thời trung đại được phân chia theo các loại hình tôn giáo và tín ngưỡng, bao gồm: Văn học Nho giáo, văn học Thiên Chúa Giáo, và các nhóm văn học dân gian.
32 Ngôn ngữ nghệ thuật của Hồ Anh Thái trong tiểu thuyết “Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu” / Hoàng Kim Ngọc // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 136-140 .- 400
Phân tích về ngôn ngữ nghệ thuật của Hồ Anh Thái trong tiểu thuyết “Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu”. Hồ Anh Thái là nhà văn đương đại Việt Nam có nhiều thành tựu. Ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm văn học của ông có đặc điểm riêng không lẫn với bất cứ tác giả nào.
33 Thực trạng và giải pháp sử dụng từ ngữ trong khẩu hiệu tuyên truyền / Trần Thanh Dữ // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 2(388) .- Tr. 14-24 .- 495.1
Tìm hiểu khái quát về thực trạng sử dụng từ ngữ trong khẩu hiệu tuyên truyền để qua đóng gớp thêm cơ sở lí thuyết và thực tiễn về ngôn ngữ khẩu hiệu tuyên truyền, đồng thời định hướng và đề xuất chiến lược sử dụng từ ngữ cho khẩu hiệu tuyên truyền trước thực trạng sử dụng khẩu hiệu tuyên truyền vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập hiện nay.
34 Khảo sát các cách thức tìm kiếm và phân tích ngữ liệu song ngữ trong quá trình học học phần ngôn ngữ học đối chiếu của sinh viên năm 3 khoa ngôn ngữ và văn hóa nhật bản, Trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Huế / Nguyễn Thị Hồng Hoa // .- 2022 .- Tập 6, số 2 .- Tr. 193-208 .- 401
Khi bắt đầu tiếp cận một bài tập lớn hay một đề tài nghiên cứu ngôn ngữ đối chiếu thì bước đầu tiên sinh viên cần làm đó là tìm kiếm, tập hợp và xử lý ngữ liệu song ngữ. Nghiên cứu đưa ra kết quả khảo sát việc tìm kiếm và xử lý ngữ liệu song ngữ khi học học phần Ngôn ngữ học đối chiếu Nhật-Việt của sinh năm 3 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Từ đó, bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giúp sinh viên tìm kiếm và phân tích ngữ liệu ứng với từng tiêu chí và từng cấp độ ngôn ngữ hiệu quả hơn.
35 Đặc điểm của uyển ngữ trong lĩnh vực quân sự (trên tư liệu tiếng Nga và tiếng Việt) / Đoàn Thục Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 1(335) .- Tr. 73-79 .- 400
Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của uyển ngữ Nga – Việt trong lĩnh vực quân sự, phân tích các đơn vị uyển ngữ được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nga và làm sáng tỏ các phương thức thể hiện bằng ngôn ngữ hiện tượng uyển ngữ hóa thuật ngữ quân sự tiếng Nga.
36 Cơ chế thần kinh của lời nói và ngôn ngữ giản lược / Nguyễn Văn Độ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 8(329) .- Tr. 03-13 .- 400
Bài viết tập trung giới thiệu một cách vắn tắt các nhân tố nền móng và các cơ chế thần kinh liên quan đến các loại kích thích nói chung, lời nói và ngôn ngữ nói riêng, thao tác trong não bộ con người như thế nào.
37 Vận dụng cách phân loại hành động ngôn ngữ ở lời vào việc phân loại câu theo mục đích nói / Nguyễn Mạnh Tiến, Dương Thị Thủy Vinh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 3(323) .- Tr. 20-28 .- 400
Nghiên cứu sự vận dụng cách phân loại hành động ngôn ngữ ở lời và vào việc phân loại câu theo mục đích nói thành 6 kiểu chính: câu trình bày, câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán, câu cam kết, câu tuyên bố.
38 Những tư tưởng cốt lõi của lí thuyết thần kinh về ngôn ngữ / Nguyễn Văn Độ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 3(323) .- Tr. 3-11 .- 400
Giới thiệu những tư tưởng chủ đạo của Feldman và Lakoff về lí thuyết thần kinh về ngôn ngữ, một lý thuyết về ngôn ngữ và tư duy có khả năng xử lí ngôn ngữ không phải với tư cách là một hệ thống kí hiệu trừu tượng mà là khả năng sinh học của con người có thể nghiên cứu như một chức năng trong não bộ, giống nư việc nghiên cứu về thị giác và sự điều khiển vận động đã và đang được nghiên cứu thành công bấy lâu nay.
39 Sự đồ chiếu từ không gian lên thời gian trong tiếng Việt / Lê Thị Cẩm Vân, Trương Thị Nhàn // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 2(322) .- Tr. 14-22 .- 400
Phân tích sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian trong tiếng Việt trên cơ sở khái quát các mô tả về khung quy chiếu không gian trong ngôn ngữ này. Sự đồ chiếu từ không gian sang thời gian được cho là có tính phổ niệm và có sự biến thiên giữa các ngôn ngữ khác nhau.
40 Bức tranh ngôn ngữ về động vật trong Quan chiêm lang / Đặng Thị Hảo Tâm, Đàm Vu Tuệ // Ngôn ngữ .- 2021 .- Số 10(372) .- Tr. 3-10 .- 400
Tìm hiểu đặc điểm của các biểu thức ngôn ngữ chỉ động vật trong Koám chiến láng (Hoàng Trần Nghịch, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, 2005) trong bài viết này chúng tôi đọc là Quam chiên lang nhằm bước đầu chỉ ra cách tư duy, đặc điểm thế giới quan của người Thái Việt Nam.