CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Việt
71 Biểu hiện cảm xúc giận dữ trong tiếng Việt từ góc nhìn tri nhận / Huỳnh Ngọc Mai Kha, Nguyễn Lưu Diệp Ánh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 28-34 .- 400
Tìm hiểu và phân tích sự tri nhận của người Việt liên quan đến ý niệm giận dữ. Từ lý thuyết ẩn dụ tri nhận, bài báo phân tích những cụm từ diễn đạt về sự giận dữ trong ngữ cảnh của văn hóa Việt Nam, nhận diện được sự ý niệm hóa đã diễn ra như thế nào trong quá trình tư duy và lập ngôn, từ đó góp phần vào những nghiên cứu về ngôn ngữ Việt, minh chứng cho sự phong phú giàu có của tiếng Việt.
72 Chất liệu thẩm mĩ trong tục ngữ tiếng Hàn, tiếng Việt (trên ngữ liệu tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp) / Hoàng Thị Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 9(316) .- Tr. 60-74 .- 400
Nghiên cứu về đặc điểm nhóm từ ngữ chỉ chất liệu thẩm mỹ trong phạm vi ngữ liệu hẹp của tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt có yếu tố chỉ con giáp. Qua đó, bài viết phác thảo một phần bức tranh về đặc điểm tư duy và cách thức tri nhận thế giới của hai dân tộc Việt – Hàn thể hiện qua tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp.
73 Một hướng tiếp cận khác về phương pháp phân tích câu trong tiếng Việt / Nguyễn Thị Minh Trang, Phan Văn Hòa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 9(316) .- .- 400
Nghiên cứu 3 bình diện kết học, nghĩa học, dụng học cùng việc kết hợp phương pháp phân tích truyền thống (Phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị), phương pháp phân tích thành tố trực tiếp (phân tích tầng bậc) vào việc phân tích câu tiếng Việt nhằm tìm ra một hướng đi thỏa đáng, có thể ứng dụng vào thực tiễn dạy và học tiếng Việt.
74 Câu bị động trong tiếng Hàn và các phương tiện tương đương trong tiếng Việt / Vũ Hoàng Mai Linh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 87-96 .- 400
Nghiên cứu tổng quan về biểu hiện bị động trong tiếng Hàn và các phương tiện tương đương trong tiếng Việt, nhằm góp phần lấp bớt những khoảng trống đó trong nghiên cứu đối chiếu biểu hiện bị động trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
75 Đối chiếu bình diện đánh giá tham thoại trong các nhận định Euro 2020 bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh / Phạm Thị Mai Duyên // Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa .- 2021 .- Tập 5 số 2 .- Tr. 138-148 .- 495.922
Bài nghiên cứu vận dụng lí thuyết nguồn tham thoại trong khung lí thuyết thẩm định của Martin và White để đối chiều 36 bài nhận đình EURO 2020 bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất các câu đa nguồn cao hơn các câu đơn nguồn. Kết quả cho thấy tác giả của bài nhận định bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh có sự giao tiếp cao với độc giả. Tuy nhiên về Tiếng Việt có sự dụng câu hỏi tu từ, còn Tiếng Anh thì không sử dụng câu hỏi tu từ.
76 Xây dựng ứng dụng hỗ trợ đánh giá độ khó của các văn bản Tiếng Việt / Lương An Vinh, Lê Thị Mỹ Dung, Ngô Đức Kha, Lý Gia Huy // .- 2021 .- Số 01 .- Tr. 5-27 .- 495.922
Trong bài báo này chúng tôi hướng đến việc xây dựng một trang web có thể giúp người dùng đo lường chính xác độ khó của văn bản Tiếng Việt. Công cụ của chúng tôi sẽ phân tích, thống kê văn bản của người dùng nhập vào và cho ra các chỉ số thống kê, phân tích độ khó của văn bản dựa trên các công thức tính toán độ khó văn bản, công cụ cũng sẽ xác định cấp lớp cho văn bản.
77 Từ Đứng trong tiếng Việt nhìn từ ba bình diện : kết học, nghĩa học và dụng học / Triệu Thu Duyên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 7(314) .- Tr. 25-30 .- 400
Khảo sát từ đứng ở ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học. Kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát và toàn diện hơn về từ ngữ này nói riêng và nhóm từ chỉ tư thế nói chung.
78 Vai trò biểu hiện nghĩa tình thái của quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Việt / La Thị Mỹ Quỳnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 4(310) .- Tr. 12-20 .- 400
Tập trung miêu tả chi tiết vai trò của quan hệ từ phụ thuộc trong việc thể hiện hai loại nghĩa tình thái chủ quan: Thể hiện những đánh giá về lượng đối với sự tình và thể hiện những đánh giá về chất đối với sự tình. Từ đó, khẳng định thêm một vai trò mới của quan hệ từ phụ thuộc trong tiếng Việt trên bình diện nghĩa học, đồng thời cũng góp phần thể hiện một cách nhìn nhận khác về vị thế, vai trò của quan hệ từ phụ thuộc trong hệ thống từ loại tiếng Việt.
79 Phương thức phủ định bằng ẩn dụ trong tiếng Việt / Nguyễn Hoàng Thịnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 5a(311) .- Tr. 31-35 .- 400
Khảo sát, phân tích các ẩn dụ phủ định phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của người Việt. Từ đó giúp làm rõ một số đặc trưng cơ bản trong lối tư duy ngôn ngữ - văn hóa rất riêng của người Việt.
80 Các loại câu quảng cáo tiếng Việt phân chia theo ngữ nghĩa / Bùi Diễm Hạnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 5a(311) .- Tr. 36-45 .- 400
Tìm hiểu cách dùng câu như thế nào trong ngôn ngữ quảng cáo nhằm mục đích thuyết phục người tiêu dùng, rất cần được quan tâm, nghiên cứu để đem đến hiệu quả cao cho quản cáo.