CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Việt
91 Thực trạng giảng dạy tiếng Việt ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc / Lưu Dinh // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 6 (361) .- Tr. 48 - 59 .- 400
Trình bày nội dung: 1. Khái quát chung về tỉnh Vân Nam Trung Quốc; 2. Tình hình trong nước và quốc tế; 3. Quá trình phát triển giảng dạy tiếng Việt ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc; 4. Đội ngũ cán bộ giảng viên của ngành tiếng Việt; 5. Chương trình đào tạo và việc lựa chọn giáo trình và 6. Những khó khăn và thử thách trong việc phát triển chuyên ngành tiếng Việt.
92 Ngữ âm tiếng Việt hiện đại trên bảng phiên âm quốc tế IPA / Lê Thanh Hòa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 6 (286) .- Tr. 38 - 42 .- 400
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong đời sống, kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội. Việc quốc tế hóa hệ thống âm thanh tiếng Việt có chú ý đến yếu tố phương ngữ trên bảng phên âm quốc tế nhằm giúp các nhà ngữ âm học thuận tiện hơn trong nghiên cứu ngữ âm học và âm vị học tiếng Việt, đặc biệt là nghiên cứu tiếng Việt trong sự so sánh, đối chiếu với ngôn ngữ khác.
93 Cách sử dụng tiếng Việt một cách hiệu quả trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh / Nguyễn Minh Hạnh // .- 2019 .- Số 3(283) .- Tr. 40-44 .- 400
Ngôn ngữ mẹ đẻ đóng vai trò quan trọng trong việc học tiếng nước ngoài. Bài viết này đưa ra một số cách thức giúp giáo viên có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách hiệu quả trong quá trình giảng dạy tiếng Anh.
94 Nội dung giao tiếp – một nhân quan trọng của hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt trên mạng xã hội facebook hiện nay / Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thu Huyền // .- 2019 .- Số 3(283) .- Tr. 107-115 .- 400
Đưa ra những số liệu khảo sát và phân tích về nhân tố nội dung giao tiếp bằng tiếng Việt trên mạng xã hội Facebook những năm đầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó, đánh giá những ưu nhược điểm về văn hóa giao tiếp trên Facebook của người Việt đồng thời đưa ra những giải pháp cơ bản để khắc phục.
95 Đặc điểm ngữ điệu nghi vấn tiếng Việt (Trường hợp phát ngôn nghi vấn có phương tiện đánh dấu cuối câu) / Đinh Thị Hằng // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 8 (351) .- Tr. 68 - 80 .- 400
Phân tích một số phát ngôn nghi vấn có phương tiện đánh dấu trong tiếng Việt, nhằm chỉ ra các đặc điểm đặc trưng (trường độ, cường độ, cao độ) của kiểu loại này trong mối tương quan với ngữ điệu của phát ngôn trần thuật.
96 Lỗi giao thoa phát âm vần mở tiếng Việt ở người nói tiếng Anh (Mỹ) / Lê Ngọc Diệp // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 92 - 96 .- 400
Đề cập đến một trong những lỗi ngữ âm thường gặp ở người Mỹ, do là lỗi phát âm vần mở tiếng Việt, dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm trình bày những lỗi phát âm vần mở điển hình, cùng nguyên nhân gây lỗi.
97 Các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời của hành vi cầu khiến trong tiếng Anh và tiếng Việt / Đặng Nghiêm Thu Nga // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 8 (275) .- Tr. 102 - 109 .- 400
Nghiên cứu sâu hơn về giao tiếp ngôn ngữ dưới góc độ văn hóa và giao thoa văn hóa thuộc phạm vi hành vi cầu khiến.
98 Việc nghiên cứu và biên soạn từ điển thành ngữ ở Việt Nam / Hoàng Thị Nhung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 14 - 22 .- 400
Tìm hiểu về tình hình nghiên cứu, tình hình biên soạn và cách xử lí cấu trúc vĩ mô, cấu trúc vi mô trong từ điển thành ngữ, từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong việc thiết lập cấu trúc vĩ mô và vi mô của loại từ điển này.
99 Thiết chế quản lí làng xã ở Nam Kỳ qua di sản Sổ Bộ Hán Nôm Nam Bộ (1819-1918) / Nguyễn Thị Thiêm // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 35 - 39 .- 400
Căn cứ trên những thông tin được ghi chép trong Sổ Bộ Hán Nôm Nam Bộ (1819-1918), khái quát những vấn đề chung nhất về thiết chế quản lí làng xã trên vùng đất này, nhằm tạo cơ sở thúc đẩy việc nghiên cứu chuyên sâu khối tài liệu này.
100 Một số lỗi phát âm tiếng Hán của người Việt từ góc nhìn “ngữ trung gian” (Interlanguage) / Lê Minh Thanh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 60 - 64 .- 400
Vận dụng lí thuyết “ngữ trung gian” (Interlanguage) tiến hành phân tích về mặt ngữ âm giữa tiếng Việt và tiếng Hán để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng; chỉ ra lỗi của sinh viên Việt nam khi phát âm tiếng Hán do ảnh hương của cách phát âm tiếng Việt. Từ đó đề xuất cách giảng dạy ngữ âm cũng như cách khắc phục lỗi ngữ âm.