CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Việt
51 Chiến lược từ chối lời chỉnh cầu trong tiếng Hán và tiếng Việt / Duan Weiheng (Đoàn Duy Hoành) // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 10 (331) .- Tr. 95-102 .- 400
Dựa trên lí thuyết về hành động ngôn từ, thông qua phương pháp tổng hợp quy nạp, phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích ngữ liệu qua 200 phát ngôn xuất hiện trong các tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc và Việt Nam, nhằm làm sáng tỏ chiến lược lựa chọn hành động từ chối lời thỉnh cầu trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt, từ đó khẳng định việc lựa chọn chiến lược ngữ dụng là một phần quan trọng trong giao tiếp, đồng thời góp phần vào thành quả nghiên cứu đối chiếu hành động từ trong tiếng Hán và tiếng Việt.
52 Đối chiếu bị động và vấn đề điểm nhìn của tiếng Việt và tiếng Nhật thông qua bản gốc và bản dịch tác phẩm văn học / Đặng Thái Quỳnh Chi // Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa .- 2022 .- Tập 6(Số 1) .- Tr. 15-26 .- 400
Nghiên cứu đã đối chiếu việc sử dụng bị động trong tập truyện tiếng Việt mang tên "Cho tôi một vé đi tuổi thơ" (Nguyễn Nhật Ánh) và bản dịch tiếng Nhật của dịch giả Hiromi Itou để làm rõ sự giống và khác nhau trong việc sử dụng bị động và vấn đề đặt điểm nhìn khi sử dụng bị động.
53 Các từ nguyên của số từ tiếng Việt và hàm ý của tiếp xúc ngôn ngữ giữa nhóm tiếng Việt và nhóm tiếng Hán / Mark Alves // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 9(330) .- Tr. 03-12 .- 400
Bài viết trình bày dữ liệu từ vựng tiếng Việt và các ngôn ngữ láng giềng, từ đó đưa ra các giả thuyết ngôn ngữ học dân tộc học lịch sử dựa trên những dữ liệu đã có.
54 Đặc điểm ngữ nghĩa và hàm ý văn hóa của phương vị từ “东, 西, 南, 北” trong tiếng Hán (so sánh với các từ “Đông, Tây, Nam, Bắc”) trong tiếng Việt / Mai Thị Ngọc Anh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 131-138 .- 400
Phân tích về ngữ nghĩa và hàm ý văn hóa của các phương vị từ trong tiếng Hán, đồng thời so sánh các từ này với tiếng Việt; từ đó chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa chúng.
55 Ngữ nghĩa của từ chỉ con số 百 bách/ trăm trong tiếng Hán và tiếng Việt / Ngô Thanh Mai, Phạm Thị Thanh Vân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 116-120 .- 400
Bằng các phương pháp và thủ pháp như thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, người viết làm sáng tỏ ngữ nghĩa và nội hàm văn hóa của 百 bách/ trăm cũng như từ ngữ có chứa bách/ trăm trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho nghiên cứu đối chiếu Hán Việt trước hết về phương diện con số và văn hóa.
56 Đặc điểm của câu hỏi phản vấn trong tiếng Hán và tiếng Việt / Võ Thị Hà Liên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 6b(327) .- Tr. 109-113 .- 400
Khảo sát đặc điểm của một số câu hỏi phản vấn trong tiếng Hán và trong tiếng Việt. Thông qua khảo sát, chỉ ra những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng giữa chúng. Kết quả này giúp cho việc dạy học tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ.
57 Yếu tố Phật giáo trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt / Hoàng Thị Yến, Vũ Hoàng Hà // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 4(254) .- Tr. 69-78 .- 400
Bài viết tìm hiểu về các yếu tố như giáo lí nhà Phật, đặc điểm tu hành và kinh kệ, chùa chiền và các vật dụng liên quan đến Phật giáo qua ngữ liệu thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt.
58 Ở đây có bán cá tươi : từ tri nhận văn hóa đến việc vận dụng ngôn ngữ trong biểu hiệu – quảng cáo tiếng Anh và tiếng Việt / Phạm Ngọc Trường Linh // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 4(278) .- Tr. 23-32 .- 400
Trình bày tóm lược khung lí thuyết tri nhận văn hóa và ý niệm hóa văn hóa theo quan điểm của Sharifian làm cơ sở lý luận để lí giải một số hiện tượng tri nhận liên quan đến “sự đối lập”, “địa điểm hiện tại” và “hành động trưng bày” trong biểu hiệu – quảng cáo tiếng Anh Mỹ và tiếng Việt.
59 Miền nguồn hành trình trong các ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh Mỹ / Nguyễn Xuân Hồng // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 4(278) .- Tr. 3-13 .- 400
Khái quát việc triển khai ý niệm trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và diễn ngôn chính trị tiếng Anh Mỹ dựa vào miền nguồn hành trình đồng thời tiến hành so sánh các biểu thức ẩn dụ ý niệm tiêu biểu trong diễn ngôn chính trị của hai ngôn ngữ dựa vào miền nguồn này.
60 Từ ngữ chỉ màu, mùi và vị trong từ điển tiếng Việt từ góc nhìn của từ điển học / Nguyễn Thị Thu Hà, Viên Thị Ngọc Nương // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 7(381) .- Tr. 25-33 .- 495.92
Việc tìm hiểu nhóm từ ngữ chỉ màu, mùi, vị trong từ điển tiếng Việt, qua hướng tiếp cận của từ điển học sẽ cho thấy phương pháp giải nghĩa nào chiếm ưu thế và vì sao; chỉ ra cơ sở cho những vật được chọn làm vật đại diện trong lời giải nghĩa qua cách nhìn của người Việt; bài báo cũng đánh giá thực tiễn thu thập và giải nghĩa nhóm từ này trong từ điển tiếng Việt, từ đó đưa ra một số đề xuất liên quan đến cách xử lí các mục từ này ở cả cấu trúc vĩ mô và vi mô.