CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Việt
61 Tiếng đệm : một yếu tố ngữ nghĩa – ngữ dụng có cương vị trong ngữ pháp tiếng Việt / Đinh Văn Đức // Ngôn ngữ .- 2022 .- Tr. 3-12 .- 400
Tìm hiểu về cương vị trong cấu trúc từ ghép tiếng Việt và chức năng nghĩa trong dụng ngôn của tiếng đệm. “tiếng đệm” là tên gọi nôm cái yếu tố phụ “không có nghĩa” đứng sau một thực từ (danh, động, tính), và khi kết hợp với tiếng “thực” thì nó tạo ra (phái sinh) một kết cấu từ ghép có nghĩa riêng.
62 Ẩn dụ ý niệm “công trình xây dựng” trong tiếng Anh và tiếng Việt / Lê Lâm Thi, Đỗ Thị Xuân Dung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 2(322) .- Tr. 29-40 .- 400
Phân tích và chỉ ra một số mô hình ẩn dụ ý niệm từ miền nguồn công trình xây dựng trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc ẩn dụ ý niệm trong hai ngôn ngữ.
63 Bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt nhìn từ góc độ pháp lý về quyền và trách nhiệm công dân / Nguyễn Thị Mai Hoa // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 1+2 .- Tr.34 - 38 .- 341.48
Trong đường lối lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn coi trọng ngôn ngữ, gắn ngôn ngữ với lợi ích của quốc gia, quyền lợi dân tộc, quyền lợi nhân dân; có định hướng để bảo vệ, giữ gìn và phát triển ngôn ngữ. Tiếng việt là thành tố quan trọng của văn hóa Việt Nam. Ở nước ta, các dân tộc nhìn chung đều có ngôn ngữ của mình ( tiếng mẹ đẻ ), nhưng tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia (quốc ngữ) theo qui định Hiến pháp 2013. Mọi công dân Việt Nam, dù thuộc dân tộc nào, cũng có trách nhiệm và quyền lợi khi sử dụng quốc ngữ trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhìn từ góc độ pháp lý, bảo vệ, giữ gìn, sự trong sáng tiếng việt là quyền đồng thời là trách nhiệm của mỗi công dân.
64 Một vài đặc điểm của vốn từ tiếng Việt trong giai đoạn lịch sử Việt – Mường cổ / Trần Trí Dõi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 10(317) .- Tr. 3-8 .- 400
Nghiên cứu về một vài đặc điểm của vốn từ tiếng Việt trong giai đoạn lịch sử Việt – Mường cổ. Đồng thời, bài viết cũng cho biết hiện đang có hai cách lí giải khác nhau vẫn được tiếp tục thảo luận về cách thức vay mượn những từ gốc tiếng Hán: tiếng Việt vay mượn thông qua trung gian nhóm tiếng Thái; Cả nhóm tiếng Việt và nhóm tiếng Thái đều vay mượn trực tiếp từ những ngôn ngữ nhóm tiếng Hán.
65 Khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt / Lê Thị Cẩm Vân // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 22-27 .- 400
Phân tích các khung quy chiếu thời gian tương đối trong tiếng Việt, từ đó rút ra mô hình khái quát của chúng trên cứ liệu ngôn ngữ này
66 Biểu hiện cảm xúc giận dữ trong tiếng Việt từ góc nhìn tri nhận / Huỳnh Ngọc Mai Kha, Nguyễn Lưu Diệp Ánh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 28-34 .- 400
Tìm hiểu và phân tích sự tri nhận của người Việt liên quan đến ý niệm giận dữ. Từ lý thuyết ẩn dụ tri nhận, bài báo phân tích những cụm từ diễn đạt về sự giận dữ trong ngữ cảnh của văn hóa Việt Nam, nhận diện được sự ý niệm hóa đã diễn ra như thế nào trong quá trình tư duy và lập ngôn, từ đó góp phần vào những nghiên cứu về ngôn ngữ Việt, minh chứng cho sự phong phú giàu có của tiếng Việt.
67 Chất liệu thẩm mĩ trong tục ngữ tiếng Hàn, tiếng Việt (trên ngữ liệu tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp) / Hoàng Thị Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 9(316) .- Tr. 60-74 .- 400
Nghiên cứu về đặc điểm nhóm từ ngữ chỉ chất liệu thẩm mỹ trong phạm vi ngữ liệu hẹp của tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt có yếu tố chỉ con giáp. Qua đó, bài viết phác thảo một phần bức tranh về đặc điểm tư duy và cách thức tri nhận thế giới của hai dân tộc Việt – Hàn thể hiện qua tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp.
68 Một hướng tiếp cận khác về phương pháp phân tích câu trong tiếng Việt / Nguyễn Thị Minh Trang, Phan Văn Hòa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 9(316) .- .- 400
Nghiên cứu 3 bình diện kết học, nghĩa học, dụng học cùng việc kết hợp phương pháp phân tích truyền thống (Phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị), phương pháp phân tích thành tố trực tiếp (phân tích tầng bậc) vào việc phân tích câu tiếng Việt nhằm tìm ra một hướng đi thỏa đáng, có thể ứng dụng vào thực tiễn dạy và học tiếng Việt.
69 Câu bị động trong tiếng Hàn và các phương tiện tương đương trong tiếng Việt / Vũ Hoàng Mai Linh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 87-96 .- 400
Nghiên cứu tổng quan về biểu hiện bị động trong tiếng Hàn và các phương tiện tương đương trong tiếng Việt, nhằm góp phần lấp bớt những khoảng trống đó trong nghiên cứu đối chiếu biểu hiện bị động trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
70 Đối chiếu bình diện đánh giá tham thoại trong các nhận định Euro 2020 bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh / Phạm Thị Mai Duyên // Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa .- 2021 .- Tập 5 số 2 .- Tr. 138-148 .- 495.922
Bài nghiên cứu vận dụng lí thuyết nguồn tham thoại trong khung lí thuyết thẩm định của Martin và White để đối chiều 36 bài nhận đình EURO 2020 bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất các câu đa nguồn cao hơn các câu đơn nguồn. Kết quả cho thấy tác giả của bài nhận định bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh có sự giao tiếp cao với độc giả. Tuy nhiên về Tiếng Việt có sự dụng câu hỏi tu từ, còn Tiếng Anh thì không sử dụng câu hỏi tu từ.