CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Việt
81 Tiếp cận giới từ tiếng Anh và các đơn vị tương đương trong tiếng Việt / Nguyễn Thị Tuyết Hạnh // Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh .- 2020 .- Số 17(10) .- Tr. 1901-1909 .- 400
Khảo sát giới từ trong tiếng Anh và các đơn vị tương đương trong tiếng Việt theo ba hướng tiếp cận: hướng từ vựng học, hướng ngữ pháp chức năng và hướng cú pháp học.
82 Sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm nội dung của thành ngữ trên báo chí tiếng Hán và tiếng Việt / Hồ Phương Tâm // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 10 (303) .- Tr. 78-83 .- 400
Trình bày sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm nội dung, cách vận dụng thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt trên báo chí. Từ đó, có thể hiểu rõ hơn đặc điểm nội dung cũng như giá trị biểu cảm trong cách sử dụng thành ngữ của hai dân tộc.
83 Sự chuyển vị giữa các tiểu trường từ vựng thuộc nhóm “phát ra âm thanh” trong tiếng Việt / Đỗ Anh Vũ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 12(292) .- Tr. 114-119 .- 400
Tìm hiểu về trường từ vựng thuộc ý niệm “phát ra âm thanh” trong tiếng Việt, hướng vào hai đối tượng chính là con người và một số loài vật. Các đơn vị này thể hiện sự phát ra âm thanh đặc thù ở mỗi loài.
84 Nghĩa của văn bản nằm ở đâu? Hay mối quan hệ giữa văn bản - tác giả - độc giả / Phạm Thị Thanh Thuỳ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 13 – 16 .- 495.92
Cung cấp một cái nhìn nhanh về những thay đổi trong lý thuyết phê bình văn học, và đề cập tới một vài thay đổi trong cách nhìn nhận của các tác giả về vấn đề này. Bài viết nhằm chứng minh rằng ý nghĩa của một văn bản không đứng một mình mà ngược lại nó có mối quan hệ mật thiết với tác giả, và độc giả.
85 Thiết kế một số hoạt động tương tác trong dạy học khẩu ngữ tiếng Hán / Phạm Thuý Hồng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 55 – 59 .- 495.92
Ứng dụng phương pháp dạy học tương tác DHTT thông qua việc hình thành môi trường dạy học với sự tương tác đa chiều, trong đó người dạy và người học tham gia trao đổi thảo luận một cách bình đẳng để đi đến quan điểm thống nhất chung, từ đó kích thích tính chủ động và tìm tòi của cả hai phía người dạy và người học, nhằm hoàn thành mục tiêu dạy học một cách hiệu quả nhất.
86 Hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh / Trần Thị Ly Na // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 86 – 93 .- 400
Thông báo là hành động ngôn ngữ có tính phổ quát trong nhiều ngôn ngữ. Bài viết tìm hiểu sâu nội dung ngữ nghĩa của hành động thông báo để thấy được cách nhìn đời sống đa dạng, nhiều chiều, nhiều phương diện của người Nghệ Tĩnh khi hiện thực hoá hành động này.
87 Danh từ chỉ đồ vật, lễ hội trong tiếng Ê đê / Nguyễn Minh Hoạt // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 111 – 116 .- 495.1
Khảo sát một số danh từ chỉ đồ vật, lễ hội tiêu biểu, có số lượng khá lớn mà người Ê đê thường sử dụng trong đời sống sinh hoạt tinh thần và vật chất. Đó là các nhạc cụ, nông cụ, các đồ vật trong gia đình và tên các lễ hộicuar người Ê đê. Qua đó sẽ thấy được nhiều nét đặc sắc trong văn hoá người Ê đê.
88 Giới thiệu một số công thức tính độ khó văn bản: một đề xuất cho tiếng Việt / Phạm Hiển // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 03 - 12 .- 495.92
Bài báo giới thiệu độ khó văn bản (hay còn gọi là tính dễ đọc của văn bản) trong địa hạt ngôn ngữ học và giới thiệu một số công thức tính độ khó văn bản của các nhà nghiên cứu trên thế giới.
89 Nghĩa của từ “du lịch” trong tiếng Hán và tiếng Việt / Phạm Ngọc Hàm // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 7 (287) .- Tr. 90 - 94 .- 400
Phân tích nghĩa của từ “du lịch” trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy học và biên soạn giáo trình tiếng Trung Quốc du lịch trong đào tạo cử nhân tiếng Trung Quốc ở Việt Nam.
90 Nghịch ngữ từ góc nhìn tri nhận / Nguyễn Thị Kiều Thu // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 5 (360) .- Tr. 43 - 57 .- 400
Tiếp cận nghịch ngữ trên phương diện là một kết hợp của hai thành phần đối lập với nhau về nghĩa ở bề ngoài nhưng tạo ra được sự hợp lí đối với người nghe hoặc người đọc, được diễn giải từ góc độ tri nhận trên cơ sở ngữ liệu văn bản tiếng Việt và tiếng Anh để giúp làm sáng tỏ hợ hiện tượng ngôn ngữ lí thú này cũng như hiểu biết thêm về khả năng tri nhận của con người.