CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Điện - Điện tử

  • Duyệt theo:
251 Phân tích ứng xử nhiệt phi tuyến của vệ tinh nhỏ trên quỹ đạo thấp sử dụng mô hình nhiều nút / Pham Ngoc Chung, Nguyen Dong Anh and Nguyen Nhu Hieu // .- 2019 .- Tập 20, Số K2-2017 .- Tr. 66-76 .- 621

Trong bài báo này, đáp ứng nhiệt phi tuyến của một vệ tinh nhỏ trên quỹ đạo thấp của Trái đất được phân tích dựa trên mô hình nhiệt nhiều nút. Các thành phần kết cấu chính của một vệ tinh dạng hình hộp gồm có thân với sáu mặt hình chữ nhật và một cánh nối với thân. Các thành phần thân và cánh có thể được mô hình hóa trên cơ sở phương pháp nhiệt phân bổ, nghĩa là mỗi mặt của thân và cánh được đặc trưng bởi một nút nhiệt. Để ước lượng nhiệt độ cho các thành phần này, chúng ta có thể sử dụng mô hình nhiệt tám nút: sáu nút cho các mặt của thân và hai nút cho mặt trước và mặt sau của cánh. Các nút hấp thụ ba nguồn nhiệt chủ yếu từ môi trường không gian bao gồm bức xạ mặt trời, bức xạ albedo và bức xạ hồng ngoại Trái đất. Hệ phương trình cân bằng nhiệt xác lập cho các nút là hệ phương trình vi phân phi tuyến và được giải bằng một phương pháp số. Với mục đích mô phỏng, giả sử rằng vệ tinh luôn duy trì ở tư thế “Earth-pointing” trong suốt thời gian nó chuyển động trên quỹ đạo.Tiến triển nhiệt độ theo thời gian của các nút sẽ được nghiên cứu một cách chi tiết. Kết quả thu được chỉ ra giá trị nhiệt độ dự đoán của các nút nằm trong giới hạn nhiệt cho phép của vệ tinh.

252 Phân tích mạng tế bào thần kinh từ dữ liệu điện não đồ / Nguyễn Tiến Dũng // Tự động hóa ngày nay .- 2019 .- Số 225 .- Tr. 32 – 34 .- 005.8

Đề xuất module mạng tế bào thần kinh để phân tích dữ liệu (trong bản ghi) điện não đồ (EEG) bằng cách sử dụng mạng tế bào thần kinh nhiều lớp với các đầu ra synap phi tuyến tính. Xem xét một thuật toán tổng hợp dữ liệu EEG với việc sử dụng mạng tế bào thần kinh Kohonen. Kết quả kiểm tra module được đề xuất trong xử lý dữ liệu của bản ghi EEG và phân loại chúng được đưa ra tại bài thử nghiệm “Mở mắt – Nhắm mắt”.

253 Siêu Biến tần GD350 của INVT đáp ứng yêu cầu nền tảng công nghệ 4.0 / // Tự động hóa ngày nay .- 2019 .- Số 225 .- Tr. 59 – 60 .- 005

Bài viết giới thiệu dòng biến tần đa chức năng GD350 do INVT chính thức cho ra mắt vào năm 2019. Dựa trên nền tảng bộ xử lý hiện đại nhất của INVT và ứng dụng công nghệ điều khiển vector hàng đầu thế giới, kết hợp với những tính năng điều khiển không dây, công nghệ điện toán đám mây và IoT, sản phẩm hướng tới nền sản xuất hiện đại 4.0, giúp người dùng có thể giám sát và cập nhật trạng thái hoạt động của thiết bị này ở bất cứ đâu thông qua mạng internet với độ chính xác cực kỳ cao và an toàn tuyệt đối.

254 Doanh nghiệp điện tử: xu hướng phát triển và nhận diện rủi ro / Trần Vân Long // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 8(725) .- Tr.18-21 .- 621

Phân tích thực trạng của doanh nghiệp điện tử cũng như pháp luật thực định, từ đó chỉ ra những rủi ro pháp lý có thể phát sinh từ e-enterprise, qua đó đề xuất về mặt pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình mới mẻ này phát triển tốt hơn và an toàn hơn.

255 Phân tích động lực học vết nứt trong vật liệu lẫn hạt cứng và lỗ rỗng bằng phương pháp phần tử hữu hạn nội suy liên tiếp mở rộng / Trương Tích Thiện, Trần Kim Bằng, Phan Ngọc Nhân, Bùi Quốc Tính // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 8(Tập 61) .- Tr.22-28 .- 621

Vật liệu có lẫn những hạt cứng là một trong những loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong nền công nghiệp hiện đại. Vết nứt và khuyết tật xuất hiện sẽ gây ra hiện tượng tập trung ứng suất và làm ảnh hưởng lớn đến độ bền của kết cấu. Các khuyết tật trong vật liệu có thể được mô tả dưới dạng các lỗ trống. Ứng xử của vết nứt trong miền xuất hiện lỗ trống và các hạt cứng sẽ phức tạp hơn dưới tác dụng của tải trọng động. Trong bài báo này, nhóm tác giả phát triển ma trận độ cứng và khối lượng cho các phần tử mô tả vết nứt, lỗ trống và hạt cứng trong vật liệu nền bằng phương pháp phần tử hữu hạn nội suy liên tiếp mở rộng (extended twice-interpolation finite element method – XTFEM) cho bài toán động lực học, tính toán hệ số cường độ ứng suất động theo thời gian, khảo sát sự ảnh hưởng của lỗ trống, hạt cứng gần vết nứt. Các kết quả tính toán hệ số cường độ ứng suất động tại đỉnh vết nứt bằng XTFEM sẽ được so sánh với kết quả đã được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín để kiểm chứng độ tin cậy.

256 Nghiên cứu phát triển hệ đo độ dày vật liệu thủy tinh nhiều lớp dựa trên công nghệ giao thoa ánh sáng xung lược / Bành Quốc Tuấn, Phạm Đức Quang, Nguyễn Quốc Đạt, Trương Công Tuấn, Shioda Tatsutoshi // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 8(Tập 61) .- Tr.35-38 .- 621

Phương pháp đo biên dạng bề mặt (surface profile) và đo cắt lớp độ dày vật liệu (tomograms) dựa trên giao thoa ánh sáng phổ rộng được phát triển trong nghiên cứu này. Bộ cộng hưởng Fabry-Perot được sử dụng để tạo ra một nguồn sáng phát tần số xung lược nhằm mở rộng khoảng đo theo chiều sâu. Cách tử nhiễu xạ (diffraction grating) được đặt bên trong bộ giao thoa ánh sáng, cho phép thực hiện các phép đo biên dạng bề mặt và đo cắt lớp độ dày vật liệu trong không gian 2 chiều chỉ với một khung ảnh trên camera CCD. Các vân giao thoa với các bậc vân riêng biệt tương ứng với bậc của tần số xung lược được ghi lại bởi một CCD camera trong thời gian thực. Thông tin biên dạng và độ dày các lớp của mẫu vật là các lớp (tấm thủy tinh nhiều lớp) có thể được tính toán từ vị trí của vân giao thoa trên CCD camera và bậc tương ứng của các vân. Trong hệ đo này, độ phân giải của phép đo cắt lớp độ dày và đo biên dạng lần lượt đạt được là 8 µm và 0,7 µm; phạm vi đo của hệ có thể đạt được là 30 mm.

257 Giải pháp tính khoảng cách từ tàu đến mốc phía trước sử dụng định vị vệ tinh / Lê Hồng Minh, Võ Công Minh, Nguyễn Huy Hưng, Đoàn Hồng Quang // .- 2019 .- Số 8(Tập 61) .- Tr.39-43 .- 621

Để tính khoảng cách từ tàu đến mốc phía trước sử dụng định vị vệ tinh, nghiên cứu đã xây dựng quy trình gồm hai bước để triển khai giải pháp, đề xuất sử dụng thiết bị GNSS của U-blox để thu nhận thông tin định vị. Bài viết giới thiệu các công thức cơ bản để tính khoảng cách ngắn nhất, tính một điểm khi biết hai điểm và tính điểm giữa của hai điểm trên bề mặt trái đất. Bản đồ đường tàu để tính khoảng cách được tạo lập trên cơ sở các giải thuật: tìm đoạn gần nhất, tìm điểm gần nhất, loại điểm dư thừa, tính trung bình các lần đo.

258 Nghiên cứu luyện và xử lý nhiệt một số mác thép độ bền cao tiên tiến / Đinh Bá Trụ, Trần Văn Đoàn, Phan Thanh Bình, Đinh Văn Hiến, Trần Công Thức, Lê Văn Long, Nguyễn Tiến An // .- 2019 .- Số 8(Tập 61) .- Tr.49-53 .- 621

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về công nghệ luyện và tạo phôi một số mác thép độ bền cao tiên tiến (AHSS) lần đầu tiên tại Việt Nam từ sắt xốp (DRI) MIREX. Sắt xốp, sản phẩm của công nghệ hoàn nguyên trực tiếp phi cốc, có hàm lượng C thấp, P và S rất thấp, chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam do chưa có công nghệ chuyên dụng. Nghiên cứu này bước đầu giải quyết về công nghệ sử dụng sắt xốp luyện thành thép cacbon và hợp kim trong lò cảm ứng dung lượng đến 10 tấn. Đồng thời, một số phôi thép AHSS được luyện từ sắt xốp, có tính chất cơ học đặc biệt như thép S10C, DP800, CrMnSi và được nghiên cứu tích hợp các công nghệ như luyện và tinh luyện thép, biến dạng và xử lý nhiệt cho nhóm thép CMnSi (thép HSLA). Thép được sản xuất có tính chất cơ học tốt, vừa có độ bền cao vừa có tính dẻo tốt, hơn hẳn tính năng thép HSLA. Trong đó, mác thép dập sâu S10C-M đã được thử nghiệm ở hai nhà máy quân đội và được đánh giá đạt yêu cầu kỹ thuật.

259 Quản trị thương hiệu: Bài học kinh nghiệm từ các thương hiệu hàng đầu Việt Nam / Phạm Thị Hương Dịu // .- 2019 .- Số 9(726) .- Tr.23-26 .- 658

Phân tích một số thương hiệu có điểm xuất phát chỉ là một mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát nhưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng và có giá trị lớn bởi vì họ biết biến thương hiệu trở thành những “tấm khiên” bảo vệ và đồng thời là công cụ sắc bén để làm nổi bật giá trị trước những đối thủ cạnh tranh. Ở Việt Nam, công tác quản trị thương hiệu chưa được quan tâm và đầu tư xứng tầm tại hầu hết các doanh nghiệp cho nên vẫn còn nhiều doanh nghiệp thất bại trong xây dựng thương hiệu.

260 Giảm thiểu sóng hài dòng điện khi sử dụng biến tần / Phạm Quang Đăng // Tự động hóa ngày nay .- 2019 .- Số 223 .- Tr. 36-38, 42 .- 621

Tổng hợp những kinh nghiệm của Viện Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa – ĐH Bách khoa Hà Nội trong quá tình xây dựng các giải pháp lọc sóng hài khác nhau cho nhiều hộ tiêu thụ điện khác nhau trong công nghiệp và dân dụng để đưa ra bức tranh tổng quát về vấn đề lọc sóng hài tại các hộ tiêu thụ điện ở Việt Nam.