CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Điện - Điện tử

  • Duyệt theo:
271 Điều khiển hệ thống treo bán tích cực bằng bộ điều khiển LQR / Đàm Hoàng Phúc, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Huy Việt // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 176-178 .- 621.3

Hệ thống treo trên ô tô chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố như trọng lượng xe, mấp mô mặt đường và các ngoại lực xuất hiện trong quá trình vận hành ô tô. Bài báo trình bày phương pháp nghiên cứu khảo sát để tìm ra bộ thông số đầu vào cho bộ điều khiển LQR một cách đơn giản nhất, tối ưu được chất lượng hệ thống treo sử dụng phần mềm toán học và mô phỏng Matlab - simulink tạo cơ sở lý thuyết phục vụ đánh giá chất lượng dao động của xe con nói riêng và đóng góp cơ sở khoa học trong quá trình hoàn thiện thiết kế ô tô nói chung.

272 Đánh giá độ bền của hệ thống khung gầm của xe nâng cỡ nhỏ / Trần Thanh Tùng, Trần Hưng // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 172-175 .- 621.3

Một trong các yêu cầu quan trọng của việc thiết kế là kiểm tra và đánh giá độ bền của sản phẩm được thiết kế ra, với mục tiêu nghiên cứu về hệ thống xe nâng nói chung và xe nâng điện nói riêng. Bài báo nghiên cứu một phần của nội dung trên, đó là đánh giá các điều kiện bền của các chi tiết và bộ phận trong hệ thống khung gầm xe nâng.

273 Phương pháp xác định các thông số kết cấu của phần tử đàn hồi khí nén của hệ thống treo / Đàm Hoàng Phúc, Nguyễn Văn Hoàng // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 164-168 .- 621.381

Hệ thống treo khí nén có khả năng nâng cao tính năng an toàn chuyển động và tính tiện nghi trên ô tô. Trên cơ sở xây dựng phương trình tính toán lực của phân tử đàn hồi khí nén có tiết diện thay đổi, bài báo trình bày phương pháp xác định các thông số kết cấu của phần tử đàn hồi khí nén.

274 Nghiên cứu, tính toán tối ưu không gian lắp đặt ghế ngồi trên ô tô khách / Đặng Việt Hà // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 159-163 .- 621.042

Ô tô khách là loại phương tiện có yêu cầu cao về an toàn và tiện nghi nên trong quá trình sản xuất lắp ráp phải được kiểm soát chặt chẽ từ khâu thiết kế, lựa chọn các linh kiện, tổng thành, hệ thống đến khi xuất xưởng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc thiết kế loại phương tiện này là tính toán vị trí lắp đặt ghế ngồi trong khoang khách đảm bảo phân bố khối lượng trên các trục, đáp ứng yêu cầu về an toàn và đủ không gian sử dụng cho hành khách.

275 Nghiên cứu xác định đặc tính đàn hồi tĩnh của phần tử đàn hồi khí nén trong hệ thống treo / Đàm Hoàng Phúc, Nguyễn Tiến Thọ // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 156-158 .- 621

Hệ thống treo khí nén làm việc đảm bảo mọi yêu cầu như đối với các hệ thống treo khác, tuy nhiên việc bố trí hệ thống treo khí nén trên xe con ngoài những ưu điểm riêng nó còn có khả năng cao tính tiện nghi cho xe. Bài báo trình bày phương pháp nghiên cứu đặc tính tĩnh của phân tử đàn hồi khí nén tạo cơ sở lý thuyết phục vụ đánh giá chất lượng dao động của xe con nói riêng và đóng góp cơ sở khoa học trong quá trình hoàn thiện thiết kế ô tô nói chung.

276 Nghiên cứu, mô phỏng tản nhiệt cho các thiết bị điện tử công suất / Nguyễn Khắc Khiêm, Phạm Tâm Thành, Đông Xuân Nam // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 2354-0818 .- 621

Bài nghiên cứu các phương pháp tản nhiệt cho thiết bị điện tử công suất, phương pháp mô phỏng mạch tản nhiệt sử dụng phần mềm Plecs trong đó có tính toán tổn hao nhiệt. Phương pháp mô phỏng được kiểm chứng với mạch điện tử công suất điển hình là mạch chỉnh lưu cầu một pha. Cấu trúc này được thiết kế, chế tạo thử nghiệm phần cứng và phần mềm. Các kết quả mô phỏng chứng tỏ tính đúng đắn của phương pháp nghiên cứu. Mô phỏng nhiệt có vai trò quan trọng để phục vụ quá trình thiết kế, thực thi các hệ thống điện tử công suất trong thực tiễn công nghiệp.

277 Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ, tỷ số nén và lambda đến góc đánh lửa của động cơ diesel một xy lanh sử dụng nhiên liệu CNG / Trần Đăng Quốc, Vũ Lê Anh, Trần Sỹ Hải // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 145-149 .- 621.382

Bài báo nghiên cứu các phương pháp tản nhiệt cho thiết bị điện tử công suất, phương pháp mô phỏng mạch tản nhiệt cho thiết bị điện tử công suất, phương pháp mô phỏng được kiểm chứng với mạch tản nhiệt sử dụng phần mềm Plecs trong đó có tính toán tổn hao nhiệt. Phương pháp mô phỏng được kiểm chứng với mạch điện tử công suất điển hình là mạch chỉnh lưu cầu một pha. Cấu trúc này được thiết kế, chế tạo thử nghiệm phần cứng và phần mềm.

278 Mô phỏng bộ điều áp nguồn điện một chiều với tải là động cơ điện một chiều trong môi trường NI MULTISIM / Nguyễn Tiến Dũng, SOLOVIEV V. A // Tự động hóa ngày nay .- 2019 .- Số 218 .- Tr.21-25 .- 620.103

Trình bày việc giải một trong nhãng nhiệm vụ thực tế quan trọng của kỹ thuật chuyển đổi bán dẫn – mô phỏng bộ điều chỉnh xung thấp áp của điện áp một chiều với tải động cơ dòng điện một chiều. Tính hợp lý của việc sử dụng môi trường NI MULTISIM mô phỏng sơ đồ kỹ thuật để giải nhiệm vụ này. Mô hình hệ thống kỹ thuật bộ điều chỉnh xung thấp áp của điện áp một chiều được mô tả và trình bày như một thành phần của bệ máy thử nghiệm ảo, với tải là động cơ dòng điện một chiều. Các kết quả mô phỏng là các đặc tính tĩnh của bộ điều chỉnh xung thấp áp điện áp một chiều (PRDCV) với các phần tử điện động lực lý tưởng được trình bày trong bài viết.

279 Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite polyaniline ứng dụng cho cảm biến sinh học / Chu Văn Tuấn, Nguyễn Trọng Nghĩa, Hoàng Văn Hán, Chu Thị Thu Hiền, Nguyễn Khắc Thông, Hoàng Thị Hiến, Trần Trung // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 3(Tập 61) .- Tr.63-66 .- 572

Vật liệu nanocomposite gồm 3 thành phần polyaniline (PANi), ống carbon nanotubes (MWCNTs) và MnO2 đã được tổng hợp trực tiếp trên vi điện cực Pt được chế tạo bằng phương pháp điện hóa. Kết quả phân tích cấu trúc bề mặt bằng kính hiển vi điện tử quét phát xạ (FE-SEM) cho thấy đã có sự lấp đầy của MnO2. Cấu trúc thành phần hóa học, các đặc trưng liên kết của vật liệu nanocomposite được nghiên cứu bằng phổ hấp thụ hồng ngoại truyền qua (FT-IR), phổ hấp thụ tử ngoại (UV-Vis). Các kết quả thu được cho thấy, vật liệu nanocomposite PANi/MWCNTs/MnO2 có độ dẫn cao hơn khi không có MnO2, phù hợp cho ứng dụng trong cảm biến sinh học.

280 Thiết kế chế tạo thiết bị điện tử điều chỉnh các biến đầu vào hệ thống phun xăng điện tử để tiết kiệm nhiên liệu cho xe sinh thái / TS. Trương Mạnh Hùng, TS. Trịnh Lương Miên, PGS. TS. Nguyễn Văn Tiềm // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 117-120 .- 621

Trình bày tổng quát về xe sinh thái UTC và hệ thống phun xăng điện tử được cải tiến cho động cơ Honda wave 110cc. Sau đó, bài báo trình bày các thiết kế, chế tạo thiết bị điện tử điều chỉnh các biến đầu vào EFI trên xe sinh thái UTC, cuối cùng là các kết quả thử nghiệm và kết luận.