CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Điện - Điện tử
261 Nghiên cứu hệ thống van điện - thủy lực trên tàu thủy / Vương Đức Phúc // Giao thông vận tải .- 2017 .- sỐ 8 .- Tr. 132-134 .- 621
Bài báo nghiên cứu về các loại van điện - thủy lực và cách điều khiển chúng. Nội dung gồm: Tìm hiểu cấu trúc chung, các loại van điện - thủy lực, cách đấu nối phần điện, vận hành hệ thống, khắc phục một số sự cố có thể xảy ra trong quá trình khai thác. Nghiên cứu có ý nghĩa lớn trong lắp đặt, vân hành kinh tế hệ thống và kiến thức bổ ích cho sinh viên trong quá trình học tập.
262 Nghiên cứu đo vận tốc thực của xe trong quá trình phanh / Trần Thanh Tùng, Trương Đặng Việt Thắng // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 123-127 .- 621
Trong quá trình phanh thường xảy ra hiện tượng trượt, dẫn đến vận tốc thực và vận tốc hiển thị trên xe không trùng nhau. Đo đạc độ trượt bánh xe là tín hiệu cần thiết lấy thông số điều khiển cho quá trình phanh. Bài báo này, nhóm tác giả đã nghiên cứu thiết kế bánh xe số 5 độc lập với xe, nhằm đo vận tốc thực của xe không phụ thuộc vào quá trình phanh. Vấn đề liên quan tới an toàn giao thông luôn luôn là tâm điểm của xã hội, đặc biệt liên quan tới các vụ tai nạn về xe, trong đó quá trình phanh ảnh hưởng một phần rất lớn tới tính an toàn của xe khi vận hành. Phanh là quá trình làm giảm tốc độ xe trong các trường hợp: Cần phải dừng xe, gặp chướng ngại vật, gặp đường xấu và được thực hiện bằng hệ thông phanh.
263 Điều khiển hệ thống treo bán tích cực bằng bộ điều khiển LQR / Đàm Hoàng Phúc, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Huy Việt // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 176-178 .- 621.3
Hệ thống treo trên ô tô chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố như trọng lượng xe, mấp mô mặt đường và các ngoại lực xuất hiện trong quá trình vận hành ô tô. Bài báo trình bày phương pháp nghiên cứu khảo sát để tìm ra bộ thông số đầu vào cho bộ điều khiển LQR một cách đơn giản nhất, tối ưu được chất lượng hệ thống treo sử dụng phần mềm toán học và mô phỏng Matlab - simulink tạo cơ sở lý thuyết phục vụ đánh giá chất lượng dao động của xe con nói riêng và đóng góp cơ sở khoa học trong quá trình hoàn thiện thiết kế ô tô nói chung.
264 Đánh giá độ bền của hệ thống khung gầm của xe nâng cỡ nhỏ / Trần Thanh Tùng, Trần Hưng // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 172-175 .- 621.3
Một trong các yêu cầu quan trọng của việc thiết kế là kiểm tra và đánh giá độ bền của sản phẩm được thiết kế ra, với mục tiêu nghiên cứu về hệ thống xe nâng nói chung và xe nâng điện nói riêng. Bài báo nghiên cứu một phần của nội dung trên, đó là đánh giá các điều kiện bền của các chi tiết và bộ phận trong hệ thống khung gầm xe nâng.
265 Phương pháp xác định các thông số kết cấu của phần tử đàn hồi khí nén của hệ thống treo / Đàm Hoàng Phúc, Nguyễn Văn Hoàng // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 164-168 .- 621.381
Hệ thống treo khí nén có khả năng nâng cao tính năng an toàn chuyển động và tính tiện nghi trên ô tô. Trên cơ sở xây dựng phương trình tính toán lực của phân tử đàn hồi khí nén có tiết diện thay đổi, bài báo trình bày phương pháp xác định các thông số kết cấu của phần tử đàn hồi khí nén.
266 Nghiên cứu, tính toán tối ưu không gian lắp đặt ghế ngồi trên ô tô khách / Đặng Việt Hà // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 159-163 .- 621.042
Ô tô khách là loại phương tiện có yêu cầu cao về an toàn và tiện nghi nên trong quá trình sản xuất lắp ráp phải được kiểm soát chặt chẽ từ khâu thiết kế, lựa chọn các linh kiện, tổng thành, hệ thống đến khi xuất xưởng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc thiết kế loại phương tiện này là tính toán vị trí lắp đặt ghế ngồi trong khoang khách đảm bảo phân bố khối lượng trên các trục, đáp ứng yêu cầu về an toàn và đủ không gian sử dụng cho hành khách.
267 Nghiên cứu xác định đặc tính đàn hồi tĩnh của phần tử đàn hồi khí nén trong hệ thống treo / Đàm Hoàng Phúc, Nguyễn Tiến Thọ // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 156-158 .- 621
Hệ thống treo khí nén làm việc đảm bảo mọi yêu cầu như đối với các hệ thống treo khác, tuy nhiên việc bố trí hệ thống treo khí nén trên xe con ngoài những ưu điểm riêng nó còn có khả năng cao tính tiện nghi cho xe. Bài báo trình bày phương pháp nghiên cứu đặc tính tĩnh của phân tử đàn hồi khí nén tạo cơ sở lý thuyết phục vụ đánh giá chất lượng dao động của xe con nói riêng và đóng góp cơ sở khoa học trong quá trình hoàn thiện thiết kế ô tô nói chung.
268 Nghiên cứu, mô phỏng tản nhiệt cho các thiết bị điện tử công suất / Nguyễn Khắc Khiêm, Phạm Tâm Thành, Đông Xuân Nam // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 2354-0818 .- 621
Bài nghiên cứu các phương pháp tản nhiệt cho thiết bị điện tử công suất, phương pháp mô phỏng mạch tản nhiệt sử dụng phần mềm Plecs trong đó có tính toán tổn hao nhiệt. Phương pháp mô phỏng được kiểm chứng với mạch điện tử công suất điển hình là mạch chỉnh lưu cầu một pha. Cấu trúc này được thiết kế, chế tạo thử nghiệm phần cứng và phần mềm. Các kết quả mô phỏng chứng tỏ tính đúng đắn của phương pháp nghiên cứu. Mô phỏng nhiệt có vai trò quan trọng để phục vụ quá trình thiết kế, thực thi các hệ thống điện tử công suất trong thực tiễn công nghiệp.
269 Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ, tỷ số nén và lambda đến góc đánh lửa của động cơ diesel một xy lanh sử dụng nhiên liệu CNG / Trần Đăng Quốc, Vũ Lê Anh, Trần Sỹ Hải // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 145-149 .- 621.382
Bài báo nghiên cứu các phương pháp tản nhiệt cho thiết bị điện tử công suất, phương pháp mô phỏng mạch tản nhiệt cho thiết bị điện tử công suất, phương pháp mô phỏng được kiểm chứng với mạch tản nhiệt sử dụng phần mềm Plecs trong đó có tính toán tổn hao nhiệt. Phương pháp mô phỏng được kiểm chứng với mạch điện tử công suất điển hình là mạch chỉnh lưu cầu một pha. Cấu trúc này được thiết kế, chế tạo thử nghiệm phần cứng và phần mềm.
270 Mô phỏng bộ điều áp nguồn điện một chiều với tải là động cơ điện một chiều trong môi trường NI MULTISIM / Nguyễn Tiến Dũng, SOLOVIEV V. A // Tự động hóa ngày nay .- 2019 .- Số 218 .- Tr.21-25 .- 620.103
Trình bày việc giải một trong nhãng nhiệm vụ thực tế quan trọng của kỹ thuật chuyển đổi bán dẫn – mô phỏng bộ điều chỉnh xung thấp áp của điện áp một chiều với tải động cơ dòng điện một chiều. Tính hợp lý của việc sử dụng môi trường NI MULTISIM mô phỏng sơ đồ kỹ thuật để giải nhiệm vụ này. Mô hình hệ thống kỹ thuật bộ điều chỉnh xung thấp áp của điện áp một chiều được mô tả và trình bày như một thành phần của bệ máy thử nghiệm ảo, với tải là động cơ dòng điện một chiều. Các kết quả mô phỏng là các đặc tính tĩnh của bộ điều chỉnh xung thấp áp điện áp một chiều (PRDCV) với các phần tử điện động lực lý tưởng được trình bày trong bài viết.