CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2052 Ý nghĩa biểu tượng của ghe xuồng trong ca dao vùng Tây Nam Bộ / Nguyễn Đăng Khánh // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 20-33 .- 895.92

1. Đặt vấn đề; 2. Con đường nhận thức về ngôn ngữ biểu tượng của ghe xuồng; 3. Hệ ý nghĩa biểu tượng của ghe xuồng; 4. Kết luận.

2053 Đặc điểm ngôn ngữ của anh hiệu trong hội chơi đánh bài chòi ở Nam Trung Bộ / Đặng Thị Thanh Hoa // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 44-53 .- 895.92

Bài chòi là trò chơi dân gian mang đậm nét văn hoá độc đáo của người dân miền Nam Trung Bộ. Trong trò chơi bài chòi có anh hiệu và khán giả đến chơi. Trong đó, anh hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, dẫn dắt, điều khiển trò chơi. Anh hiệu là người thổi hồn, đem lại “sự sống” cho những câu thai, kéo nông dân đến với hội chơi bài chòi. Với khả năng ngôn ngữ linh hoạt của mình, anh hiệu đã tạo ra một bầu không khí gần gũi, thân mật và tạo nên một trò chơi thú vị, độc đáo của con người và miền đất Nam Trung Bộ.

2054 Vấn đề formant của nguyên âm trong các ngôn ngữ thế giới / Bùi Đăng Bình // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 75-80 .- 895.101

Formant là một trong những thuật ngữ dùng để miêu tả chất lượng của các âm nguyên âm và các âm giống nguyên âm của ngôn ngữ cũng như các đặc tả đặc trưng cá nhân của giọng nói. Lời nói thầm và lời nói bình thường trong các ngôn ngữ cho thấy có hai vấn đề liên quan đến formant, và khoang/hộp cộng hưởng của các formant để giải thích thoả đáng các sự kiện âm thanh lời nói trong các ngôn ngữ trên thế giới hiện nay.

2055 Biểu tượng trời đất trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ / Nguyễn Như Trang // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 98-105 .- 959.7

Trong văn chương Nguyễn Công Trứ, biểu tượng trời đất đã trở thành kí hiệu thẩm mĩ lặp đi lặp lại nhiều lần và mang ý nghĩa phái sinh. Một mặt, biểu tượng trời đất biểu trưng cho không gian xã hội, không gian vẫy vùng của kẻ sĩ; mặt khác, biểu tượng này còn biểu trưng cho không gian tâm lí, thể hiện trạng thái và nỗi niềm của nhà thơ trước cuộc đời. Biểu tượng trời đất trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ đã gắn liền với hành trạng và tâm trạng của ông trong suốt cuộc đời đầy những biến động.

2056 Lễ mãn tang của người Tày ở Đắk Lắk / Lài Thị Vân // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 6 .- Tr. .- 390

Nghi lễ tang ma là nghi lễ tiêu biểu trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Tày, phản ánh những giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, nhân sinh quan, thế giới quan của tộc người. Lễ mãn tang là một trong những nghi thức hoàn tất việc tiễn đưa linh hồn người chết về với tổ tiên trong quy trình tổ chức đám tang cho người chết của người Tày. Mặc dù sinh sống ở vùng đất mới, nhưng lễ mãn tang của người Tày di cư đến Đắk Lắk vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời. Hiện nay, tác động của các yếu tố như môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa… cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã làm mai một các giá trị truyền thống tốt đẹp trong văn hóa của người Tày. Việc đề xuất và thực hiện các giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập ngày nay là việc làm cần thiết.

2057 Hủy thể tính – bản năng chết trong tác phẩm Lại chơi với lửa của Linda Lê / Sity Maria Cotika // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 101-108 .- 895

Bài viết đưa ra một hướng tiếp cận văn bản sáng tác văn học của Linda Lê thông qua dẫn giải của học thuyết Phân tâm học.

2058 Phê bình và tiểu luận của Huy Cận / Biện Thị Quỳnh Nga // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 15-23 .- 895.92

Bài viết đi sâu nghiên cứu, luận giải những đặc sắc về phê bình, tiểu luận của Huy Cận, nhằm góp phần định vị một cách chính xác, trọn vẹn hơn về tầm vóc một nhà thơ, một nhà văn hóa lớn của dân tộc.

2059 Thơ Huy Cận trong tiếp nhận của lý luận phê bình văn học miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 / Trần Hoài Anh // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 35-46 .- 895.92

Bài viết nhận diện giá trị về tài năng, địa vị, đóng góp của Huy Cận đối với nên văn học dân tộc qua cái nhìn đa diện, đa chiều, khách quan, khoa học của các nhà lý luận, phê bình văn học ở miền Nam. Xác định hệ giá trị cần được trân trọng, giữ gìn, phát huy đối với một thi tài của dân tộc – Nhà thơ, Nhà văn hóa Huy Cận.

2060 Văn hiến Việt Nam – chủ nghĩa yêu nước, xuyên suốt hai nghìn năm – hai trong bốn / Phong Lê // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 47-55 .- 895.92

Bài viết khái quát lịch sử văn học Việt Nam, từ điểm nhìn chủ nghĩa yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền đất nước. Khẳng định nội dung yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, không một lúc nào ngừng nghỉ trong sự phát triển của nền văn học dân tộc.