CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
2071 Giới thiệu một số công thức tính độ khó văn bản: một đề xuất cho tiếng Việt / Phạm Hiển // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 03 - 12 .- 495.92
Bài báo giới thiệu độ khó văn bản (hay còn gọi là tính dễ đọc của văn bản) trong địa hạt ngôn ngữ học và giới thiệu một số công thức tính độ khó văn bản của các nhà nghiên cứu trên thế giới.
2072 Mục tiêu của sáng kiến “Vành đại và Con đường” / Phùng Thị Huệ, Trịnh Văn Định // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 9(217) .- Tr. 29 - 38 .- 327
Phân tích hai mục tiêu cốt yếu nhất trong BRI – mở rộng không gian phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh vị thế quốc tế của Trung Quốc, đồng thời lý giải tác động của BRI đến các nước tham gia.
2073 Thực chất cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung / Nguyễn Nhâm // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 9(217) .- Tr. 39 - 48 .- 327
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang trở lại sau khi Mỹ tăng thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, dẫn đến động thái trả đũa tương tự của Bắc Kinh nhằm vào 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Lập trường cứng rắn của mỗi bên và tổn thất ngày càng gia tăng khiến Washington và Bắc Kinh khó bề kết thúc cuộc thương chiến mang tầm thế kỷ này, mặc dù hai bên đã thỏa thuận “ngừng bắn” trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản (29/6). Trước đó, tháng 11/2017 Mỹ đã đưa ra chính sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, được gọi là “hệ thống kinh tế quốc tế công bằng, bền vững và dựa trên luật lệ, các nguyên tắc của thị trường”. Sáng kiến “Vành đai và Con đường” do Trung Quốc đưa ea năm 2013 với Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở hơn 60 quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa cổ, nhằm mở rộng không gian địa- chiến lược của Bắc Kinh, khiến cho sự cạnh tranh lợi ích giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới về kinh tế diễn ra ngày càng quyết liệt hơn.
2074 Văn minh Harappa trong lịch sử Ấn Độ cổ đại / Lê Thị Hằng Nga, Lê Thị Sinh Hiền, Lê Minh Tâm // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 9(82) .- Tr. 19 - 25 .- 909
Tìm hiểu về quá trình phát hiện về quá trình phát hiện nền văn minh Harappa, những thành tựu chủ yếu và sự biến mất đột ngột của nền văn minh này, qua đó phần nào lý giải vì sao đây là một nền văn minh đô thị phát triển vào bật nhất trong thế giới cổ đại.
2075 Hợp tác văn hóa trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2015 / Nguyễn Thị Lệ Mỹ // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 9(82) .- Tr. 34 - 40 .- 327
Quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ từ giới ghiên cứu, học giả mà còn báo giới, công luận và nhân dân hai nước. Trong giai đoạn 2005-2015, quan hệ hai nước đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hợp tác đã có sự phát triển nhanh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đặc biệt, nhiều câu chuyện đầy cảm hứng đã được chia sẻ góp phần hàn gắn và xoa dịu nỗi đau chiến tranh trong lịch sử. Hoạt động hợp tác văn hóa đã góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ chính trị hai nước, từ đó góp phần vào hòa bình, ổn định và nâng cao vị thế của đất nước.
2076 Hành trình phản tư sự thống trị nam giới trong tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thuý / Nguyễn Thuỳ Trang // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Tr. 39 - 50 .- 895.928
Giữa rừng văn chương rộng lớn, tiếng nói của Đỗ Bích Thuý vẫn không lẫn vào ai, vì sáng tác của chị là sự hoà quyện đặc biệt và tuyệt diệu giữa phận đời nữ giới và bản sắc văn hoá miền núi phía Bắc. Sau nhiều tác phẩm đã phát hành, tiểu thuyết Chúa đất một lần nữa đã khẳng định tài năng và phong cách của Đỗ Bích Thuý. Tác phẩm như một khúc hoan ca về tình yêu, quyền tự do cá nhân và hạnh phúc của con người trong hành trình phản tư sự thống trị nam giới.
2077 Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư / Nguyễn Thị Hoài Phương // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 51 – 57 .- 895.92
Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư để khai thác sự thiên vị của tác giả dành cho người phụ nữ. Và để làm bật được ý đồ của mình, tác giả đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau, trong đó, ngôn ngữ hội thoại được xem là một trong những phương thức biểu đạt rõ nét nhất thế giới nội tâm của nhân vật. Bằng cách xây dựng những hình thức hội thoại, vai giao tiếp và các yếu tố phi ngôn ngữ, nhân vật có khả năng tự bộc lộ mình, thể hiện và soi chiếu chính mình trong các mối quan hệ với những nhân vật khác.
2078 Phụ nữ, trẻ em và những hội thoại văn hoá trong tiểu thuyết của Khaled Hosseini / Thái Phan Vàng Anh // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 73 – 80 .- 895
Nét đặc sắc trong các tác phẩm của Khaled Hosseini giúp thế giới, đặc biệt là người phương Tây biết và hiểu về Afghanistan. Tác phẩm của ông không chỉ là lời trần tình, mà còn là lời kêu gọi thức tỉnh, thức tỉnh từ những đối thoại văn hoá. Trong sự thức tỉnh ấy, các vấn đề về phụ nữ và trẻ em đặc biệt được chú ý.
2079 Quyền lực âm hay kí ức tập thể về hình tượng nữ tu tiên (nghiên cứu qua tiểu thuyết chí quái đạo giáo cổ đại Trung Quốc) / Nguyễn Văn Luân // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 81 – 94 .- 895
Hình tượng nữ giới trong tiểu thuyết Trung Quốc, bắt đầu từ các truyền thuyết dân gian. Kí ức về quyền lực người nữ tu tiên, thực chất chính là kí ức của con người thời cổ đại ở Trung Quốc được lưu truyền thông qua các nhà biên soạn trải dài trong suốt gần một ngàn năm từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ VI.
2080 Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết của Haruki Murakami / Lê Thị Diễm Hẵng // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 107 – 114 .- 895
Phân tích các nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Haruki Murakami. Tiểu thuyết của ông đề cập đến các vấn đề của xã hội đương đại như nỗi cô đơn, sự chán nản, sự bất lực, diễn ngôn lịch sử, và ý niệm về cái chết. Những người phụ nữ trong tác phẩm của Haruki Murakami có vẻ đẹp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Điều này cũng chỉ ra sự kiến tạo mỹ học của Cái Khác trong tiến trình sáng tác của Murakami.