CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
2061 Cái cũ và cái mới trong thơ Việt Nam hiện đại / Đặng Anh Đào // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 56-62 .- 895.92
Bài viết này nhằm mục đích đi tìm sự song hành giữa thơ Việt Nam hiện đại và thơ nước ngoài. Cho thấy cái quyết định giá trị của thơ không là Cũ hay Mới, bởi khi thời gian trôi đi, Cái Mới trở thành cũ. Điều quyết định là tài năng.
2062 Văn học dịch Việt Nam trong bối cảnh ngành Việt học ở Nhật / Lê Thị Thanh Tâm // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 63-71 .- 895
Bài viết mô tả tiến trình văn học dịch Việt Nam bao gồm cách tiếp cận, cách đánh giá, dịch thuật, phổ biến của một số nhà nghiên cứu văn học Việt Nam tại Nhật Bản, đặt trong bối cảnh ngành Việt học ở Nhật nhằm xác định vai trò của một bộ phận văn học dịch đối cới sự phát triển của Việt Nam học trong khu vực.
2063 Những căn tính tác giả trong tác phẩm của Linda Lê / Nghiên cứu văn học // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 73-85 .- 895
Trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh tới căn tính và lịch sử hậu-thuộc địa, mang tính hồi cố về một dạng thức “căn tính văn bản” đã từng là dòng mạch xuyên suốt các tác phẩm văn chương thời xưa. Ngoài ra còn đề xuất khái niệm về quan hệ phụ tử/mẫu tử giữa các văn bản, từ đó nới rộng vai trò của tác giả cũng như tính nguyên gốc trong văn chương.
2064 Về kinh nghiệm hư vô như là khả thể hiện hữu khác trong văn chương của Linda Lê / Phạm Văn Quang // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 86-100 .- 895
Bài viết phác họa một số nét cơ bản để làm nổi bật những đặc trưng ấy, đồng thời giả định rằng đó chính là những yếu tố cho phép nói đến mọt tư duy văn chương hư vô của Linda Lê.
2065 Nghĩa của văn bản nằm ở đâu? Hay mối quan hệ giữa văn bản - tác giả - độc giả / Phạm Thị Thanh Thuỳ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 13 – 16 .- 495.92
Cung cấp một cái nhìn nhanh về những thay đổi trong lý thuyết phê bình văn học, và đề cập tới một vài thay đổi trong cách nhìn nhận của các tác giả về vấn đề này. Bài viết nhằm chứng minh rằng ý nghĩa của một văn bản không đứng một mình mà ngược lại nó có mối quan hệ mật thiết với tác giả, và độc giả.
2066 Thiết kế một số hoạt động tương tác trong dạy học khẩu ngữ tiếng Hán / Phạm Thuý Hồng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 55 – 59 .- 495.92
Ứng dụng phương pháp dạy học tương tác DHTT thông qua việc hình thành môi trường dạy học với sự tương tác đa chiều, trong đó người dạy và người học tham gia trao đổi thảo luận một cách bình đẳng để đi đến quan điểm thống nhất chung, từ đó kích thích tính chủ động và tìm tòi của cả hai phía người dạy và người học, nhằm hoàn thành mục tiêu dạy học một cách hiệu quả nhất.
2067 Hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh / Trần Thị Ly Na // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 86 – 93 .- 400
Thông báo là hành động ngôn ngữ có tính phổ quát trong nhiều ngôn ngữ. Bài viết tìm hiểu sâu nội dung ngữ nghĩa của hành động thông báo để thấy được cách nhìn đời sống đa dạng, nhiều chiều, nhiều phương diện của người Nghệ Tĩnh khi hiện thực hoá hành động này.
2068 Danh từ chỉ đồ vật, lễ hội trong tiếng Ê đê / Nguyễn Minh Hoạt // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 10 (290) .- Tr. 111 – 116 .- 495.1
Khảo sát một số danh từ chỉ đồ vật, lễ hội tiêu biểu, có số lượng khá lớn mà người Ê đê thường sử dụng trong đời sống sinh hoạt tinh thần và vật chất. Đó là các nhạc cụ, nông cụ, các đồ vật trong gia đình và tên các lễ hộicuar người Ê đê. Qua đó sẽ thấy được nhiều nét đặc sắc trong văn hoá người Ê đê.
2069 Hình ảnh phụ nữ trong ca dao người Việt từ góc nhìn nữ quyền luận / Phạm Văn Hoá // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 75 – 82 .- 398.209 9
Bài viết này chỉ ra quá trình tìm đến quyền “làm người” của phụ nữ nông thôn Việt Nam ngày trước, cũng như cách họ “làm người” như thế nào trước tình cảnh của xã hội nam quyền.
2070 Tiếp nhận văn hoá đại chúng của sinh viên Việt Nam hiện nay: Phương thức và giải pháp / Đặng Thị Tuyết // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 83 – 91 .- 384
Bài viết phân tích phương thức và các giải pháp nâng cao khả năng tiếp nhận văn hoá đại chúng của sinh viên Việt Nam hiện nay.