CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
2031 Cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc ở khu vực Nam Á dưới thời thủ tướng Narendra Modi / Lê Thị Hằng Nga, Nguyễn Lê Thi Thương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 10 (218) .- Tr. 42 - 58 .- 327
Phân tích những tính toán chiến lược của Ấn Độ và Trung Quốc ở Nam Á, từ đó lý giải động cơ thúc đẩy mỗi nước trong cuộc chiến cạnh tranh về vị thế, sức mạnh và tầm ảnh hưởng ở khu vực.
2032 “Ngũ hình” trong cổ luật Trung Quốc và Việt Nam – một hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa pháp luật / Chử Đình Phúc, Trần Thị Hoa // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 10 (218) .- Tr. 59 - 72 .- 340
Trình bày những quy định cơ bản của “Ngũ hình” trong cổ luật Trung Quốc và Việt Nam, qua đó thấy ý nghĩa quan trọng của “Ngũ hình” trong cổ luật Trung Quốc, Việt Nam và sự giao lưu, tiếp biến văn hóa pháp luật giữa hai nước.
2033 Các biểu thức ngôn ngữ để hô trong văn bản hành chính tiếng Việt / Nguyễn Văn Tuyên // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 32-37 .- 895
Đặt ra vấn đề và cách giải quyết các sai phạm về quy tắc ngôn ngữ trong các văn bản hành chính tiếng Việt.
2034 Đặc điểm lớp từ chỉ tên gọi động vật trong tiếng Ê đê / Nguyễn Minh Hoạt // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 87-92 .- 895
Bài viết nghiên cứu về đặc điểm lớ từ chỉ tên gọi động vật trong tiếng Ê đê, giúp chúng ta hiểu thêm về đặc điểm, cấu tạo tiếng Ê đê, và cách sử dụng ngôn ngữ của người Ê đê khi đặt tên cho các loài động vật liên quan đến cuộc sống của họ. Từ đó chúng ta hiểu hết văn hóa người Ê đê thông qua ngôn ngữ.
2035 Một số cách thức sử dụng ngôn ngữ mới lạ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại / Trương Thị Kim Anh // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 68-80 .- 895
Bài viết nói về sự thay đổi của hình thức ngôn ngữ của tiếng Việt sau nhiều thời gian thay đổi, và sự hình thành của nhiều kiểu ngôn ngữ mới lạ, góp phần vào thay đổitư duy nghệ thuật, tạo điều kiện cách tân tiểu thuyết, mở ra nhiều chiều kích mới cho người đọc khi bước vào địa hạt tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2036 Một số đặc điểm của động từ trong chức năng chủ ngữ / Nguyễn Mạnh Tiến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 03-11 .- 895
Bài viết xem xét một trong những thuộc tính kết trị bị động của động từ: động từ trong chức năng chủ ngữ (động từ - chủ ngữ). Chỉ ra thuộc tính kết trị của động từ - chủ ngữ (gồm khả năng kết hợp với các phó từ chỉ thời và khả năng kết hợp với các thực từ).
2037 Ngôn ngữ của cư dân văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam / Trần Trí Dõi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 8+9 .- Tr. 109-119 .- 895
Bài viết đưa ra đầy đủ dẫn chứng khẳng định rằng cộng đồng dân cư văn hóa Đông Sơn đang sử dụng tiếng Việt thuộc nhánh Mon-Khmer thuộc họ ngôn ngữ Nam Đảo.
2038 Ngữ nghĩa của thủ (手) trong tiếng Hán và tay trong tiếng Việt / Phạm Ngọc Hàm // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 8+9 .- Tr. 109-119 .- 495.1
Bài viết đề cập đến các căn cứ ngôn ngữ để có thể trích dẫn thơ ca một cách chính xác và sát với nghĩa thực
2039 Những căn cứ ngôn ngữ học để đánh giá cách dùng từ đắt trong văn bản thơ ca / Hoàng Kim Ngọc // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 72-77 .- 895
Bài viết đề cập đến các căn cứ ngôn ngữ để có thể trích dẫn thơ ca một cách chính xác và sát với nghĩa thực
2040 Sự biến đổi của formant nguyên âm đơn tiếng Việt qua các phương tiện thu âm khác nhau / Đinh Thị Hằng // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 8+9 .- Tr. 148-160 .- 895
Bài viết này tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của các phương tiện thu nhận tín hiệu tới formant nguyên âm tiếng Việt , tìm ra sự thay đổi và khác biệt của các forrmant qua các phương tiện thu âm khác nhau, đó là: bằng máy tính và bằng điện thoại.